Giải cứu hơn 300 con cá voi mắc cạn

12/02/2017 - 14:14

PNO - Số cá voi mắc cạn tại bờ biển Farewell Spit (New Zealand) lên đến 650, nhưng nhờ những nỗ lực của lực lượng cứu hộ cùng cơn thủy triều ban đêm, khoảng một nửa đã bơi về biển.

Theo truyền thông địa phương, có thêm 240 con cá voi hoa tiêu kẹt lại trên bờ biển vào ngày 11/2, nâng tổng số cá voi gặp nạn lên 650, chỉ vài giờ sau khi lực lượng cứu hộ cố gắng đưa 100 con cá voi còn sống từ đợt mắc cạn hôm 9/2 ra biển.

Giai cuu hon 300 con ca voi mac can
Khoảng 200 con cá voi đã chết trước khi được phát hiện
Giai cuu hon 300 con ca voi mac can
Nhiều cá voi mẹ và con non cùng mắc kẹt trên biển.
Giai cuu hon 300 con ca voi mac can
Đội cứu hộ nhận biết số cá voi mắc cạn thêm ngày 11/2 nhờ vào dấu hiệu đánh trên vây.

Đoàn cá voi kẹt lại trên bờ cát dài 5 km tại mũi Farewell Spit, rìa Đảo Nam New Zealand. Tính đến chiều 11/2, 335 con cá voi đã chết, khoảng hơn 220 vẫn mắc cạn, và 100 đang trên đường quay trở lại biển, khiến vụ việc trở thành một trong những sự cố tự nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử của New Zealand.

Hơn 500 nhân viên đội bảo tồn động vật, tình nguyện viên và người dân trên đảo quốc này ham gia vào cuộc cứu hộ. Trong đó, 100 người dũng cảm đối mặt với nguy cơ bị cá mập, cá đuối tấn công để tạo thành hàng rào bảo vệ trên bờ biển, ngăn cản cá voi tiếp tục bơi vào bờ và mắc cạn.

Giai cuu hon 300 con ca voi mac can
Các tình nguyện viên tìm mọi cách giữ ẩm cho cá voi.
Giai cuu hon 300 con ca voi mac can
 
Giai cuu hon 300 con ca voi mac can
 

May mắn, nhờ sự hỗ trợ đắc lực của người dân, đợt thủy triều dâng cao vào tối 11/2 giúp số cá voi còn lại bơi ra biển. “240 con cá voi còn mắc kẹt giữa Puponga và Pakawau vào cuối ngày thứ Bảy đã tự bơi ra biển nhờ đợt thủy triều cao đêm qua, nhưng hiện chúng vẫn còn ở trong vùng nước nông,” phát ngôn viên lực lượng bảo tồn động vật, Herb Christophers cho biết.

Giai cuu hon 300 con ca voi mac can
Hơn 100 người dũng cảm đứng giữa biển, tạo thành hàng rào ngăn không cho cá voi tiếp tục bơi vào bờ.
Giai cuu hon 300 con ca voi mac can
 

Hiện các chuyên gia vẫn chưa xác định rõ lý do vì sao đàn cá voi gặp nạn. Một giả thuyết cho rằng đàn cá voi bịcá mập tấn công, do những vết cắn xuất hiện trên cơ thể của một số cá thể. Tuy nhiên, luồng ý kiến khác lại cho rằng sự hiện diện của rất nhiều cá voi mẹ và con cho thấy đây là đợt di cư theo mùa.

Các chuyên gia còn nói rằng khi cá voi mắc cạn, chúng sẽ gửi tín hiệu cầu cứu, thu hút các thành viên khác đến giúp đỡ, khiến tình hình ngày càng nghiêm trọng khi triều rút. Lực lượng bảo tồn động vật phải “giết nhân đạo” 20 con cá voi trong tình trạng kiệt sức, không thể cứu thoát.

Giai cuu hon 300 con ca voi mac can
 

New Zealand là một trong những nơi có tỷ lệ cá mắc cạn cao nhất thế giới, với khoảng 300 cá heo và cá voi thiệt mạng trên bãi biển mỗi năm. Tháng 2/2015 khoảng 200 con cá voi mắc cạn tại cùng một vị trí, chỉ một nửa thoát nạn.

Sở dĩ mũi Farewell Spit trở thành “nghĩa địa cá voi” là vì khu vực bãi biển tạo thành vịnh nhỏ, với những sườn đá dốc khiến việc phát hiện và cứu hộ gặp nhiều khó khăn.

Giai cuu hon 300 con ca voi mac can
Cấu trúc địa hình khiến Farewell Spit trở thành chiếc bẫy cực kỳ nguy hiểm cho cá voi và cá heo.

Tấn Vĩ (Theo BBC, Daily Mail, USA Today)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI