Giá xăng tăng: Bộ Tài chính cần chia sẻ với dân!

25/05/2015 - 15:28

PNO - PN - Giá xăng dầu tăng liên tiếp hai lần trong vòng một tháng và là lần tăng giá thứ ba tính từ đầu năm 2015. Tổng mức giá điều chỉnh tăng đã lên đến hơn 4.700đ/lít. Trong bối cảnh giá dầu thô thế giới trên đà tăng, việc giá bán...

edf40wrjww2tblPage:Content

Gia xang tang: Bo Tai chinh can chia se voi dan!

Tuy nhiên, hai lần tăng giá xăng dầu gần đây nhận sự phản ứng gay gắt từ người tiêu dùng và giới chuyên gia kinh tế, cho dù phía cơ quan điều hành là Bộ Công thương và Bộ Tài chính đã lên tiếng khẳng định mức tăng giá 1.950đ và 1.200đ/lít là hợp lý và có sự chia sẻ với người tiêu dùng. Dư luận bức xúc chính bởi cách điều hành các công vụ bình ổn giá xăng dầu của Bộ Tài chính chưa hợp lý.

Giá xăng bán lẻ trong nước tăng mạnh một phần do xuất phát từ nguyên nhân mức thuế quá cao. Trong cơ cấu giá xăng dầu cơ sở, mỗi lít xăng dầu phải gánh rất nhiều loại thuế - phí, như chi phí định mức từ 600-1000đ, lợi nhuận định mức 300đ, trích lập quỹ bình ổn 300đ, thuế môi trường 300-3.000đ, thuế nhập khẩu 20%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế GTGT 10%. Tổng thuế phí khoảng hơn 9.000đ, tương đương hơn 40% giá thành một lít xăng dầu. Xăng là mặt hàng ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân và doanh nghiệp vận tải, là sản phẩm đầu vào của nhiều ngành sản xuất... thì giá thành mỗi lít xăng cao sẽ tạo thêm gánh nặng cho người dân và xã hội.

Hai lần điều chỉnh giá xăng vừa qua đúng vào thời điểm Bộ Tài chính quyết định tăng thuế môi trường xăng từ 1.000 lên 3.000đ và tiếp tục neo thuế nhập khẩu ở mức 20%, trong khi các mặt hàng dầu lại được giảm thuế nhập khẩu về mức 10-13%. Nghịch lý ở chỗ, chênh lệch giữa giá cơ sở và bán lẻ của mặt hàng xăng lên đến hơn 2.200đ/lít, còn giá dầu chỉ từ 700-1.000đ. Đáng lẽ ra, Bộ Tài chính nên giảm thuế nhập khẩu xăng để giảm gánh nặng cho người dân và có điều kiện để giá xăng chỉ tăng nhẹ ở mức thấp.

Rõ ràng, việc tăng thuế môi trường và giữ thuế nhập khẩu trong bối cảnh giá thế giới tăng cao là điều bất hợp lý. Trong điều hành giá xăng dầu, có ba công cụ chia sẻ lợi ích giữa nhà nước - doanh nghiệp và người tiêu dùng, đó là thuế, phí - quỹ bình ổn và giá cả. Với cách điều hành như hiện tại, phải chăng Bộ Tài chính đang muốn tận dụng cơ hội để tăng thu ngân sách nhà nước, bảo đảm chỉ tiêu thu ngân sách mà quên chia sẻ khó khăn với quyền lợi với người tiêu dùng?

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã cam kết giá xăng dầu sẽ không tăng khi tăng thuế môi trường. Thế nhưng, lời hứa và thực tế lại trái ngược nhau. Giá xăng dầu đã tăng mạnh và liệu nó còn tăng hay không, khó ai dự báo trước được, nhưng có một điều người dân luôn mong mỏi: Trong bất cứ hoàn cảnh nào, các Bộ hãy nên nghĩ đến lợi ích của người tiêu dùng trước khi điều chỉnh giá.

HOÀNG NAM

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI