Giá trâu, bò sống còn 70.000 - 80.000 đồng/kg

31/03/2023 - 11:26

PNO - Giá trâu bò giảm gần một nửa, thị trường xuất khẩu khó khăn, các tiểu thương ở làng buôn bán trâu lớn nhất Nghệ An buộc phải chuyển hướng, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước.

 

 

Đại Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) được biết đến là xã buôn trâu bò lớn nhất Nghệ An, với hơn 300 hộ dân mưu sinh bằng nghề này. Phần lớn họ tập trung quanh chợ Ú - chợ trâu bò lớn nhất miền Trung, họp mỗi tháng 6 phiên (các ngày 1, 6, 11, 16, 21, 26 Âm lịch).
Theo các thương lái có thâm niên với nghề, nếu như trước đây, việc buôn bán trâu bò ở xã Đại Sơn chủ yếu thông qua chợ Ú, mỗi tháng chỉ có vài phiên họp, thì nay việc buôn bán diễn ra hàng ngày. “Gọi là chợ cóc, đây là nơi tập kết trâu bò của những người buôn bán lớn. Giờ chẳng cần phải chờ đến phiên chợ nữa, thương lái họ thu mua trâu bò chở về tận nhà, rồi kết nối điện thoại với người mua đến tận nơi mua. Chỉ những con không bán được họ mới đưa ra chợ bán thôi”, một thương lái nói.
Theo các thương lái có thâm niên với nghề, nếu như trước đây, việc buôn bán trâu bò ở xã Đại Sơn chủ yếu thông qua chợ Ú, mỗi tháng chỉ có vài phiên họp, thì nay việc buôn bán diễn ra hàng ngày. “Gọi là chợ cóc, đây là nơi tập kết trâu bò của những người buôn bán lớn. Giờ chẳng cần phải chờ đến phiên chợ nữa, thương lái thu mua trâu bò chở về tận nhà, rồi gọi người mua đến tận nơi mua. Chỉ những con không bán được họ mới đưa ra chợ bán thôi”, một thương lái nói.
Sáng sớm, trục đường chính vào xã Đại Sơn tấp nập các loại xe kéo, xe tải… vào ra mua bán trâu bò.
Sáng sớm, trục đường chính vào xã Đại Sơn tấp nập các loại xe kéo, xe tải… vào ra mua bán trâu bò.
Anh Nguyễn Thức Long (47 tuổi, trú tại xã Đại Sơn) một trong những hộ làm nghề mua bán trâu bò lớn nhất tại đây cho biết, thời điểm giá trâu bò lên 110.000 đồng/kg hơi, anh mua bán gần 5.000 con mỗi tháng. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, giá trâu bò xuống thấp khi thị trường Trung Quốc đóng cửa.
Anh Nguyễn Thức Long (47 tuổi, trú tại xã Đại Sơn) một trong những hộ làm nghề mua bán trâu bò lớn nhất tại đây cho biết, thời điểm giá trâu bò lên 110.000 đồng/kg hơi, anh mua bán gần 5.000 con mỗi tháng. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, giá trâu bò xuống thấp khi thị trường Trung Quốc đóng cửa.
Theo anh Long, phần lớn trâu bò ở Đại Sơn đều được tìm mua từ khăp nơi, thậm chí từ Lào, Campuchia… về vỗ béo, chờ bán. “Có thời điểm giá trâu bò giảm xuống dưới 70.000 đồng/kg hơi, rất khó bán, nhiều gia đình bị lỗ nặng vì phải nuôi cầm cự. Hiện giá đã bắt đầu nhích lên 80.000 đồng/kg hơi, lượng tiêu thụ cũng đã tăng trở lại. Mỗi tháng, tôi bán được gần 2.000 con”, anh Long nói.
Theo anh Long, phần lớn trâu bò ở Đại Sơn đều được tìm mua từ khắp nơi, thậm chí từ Lào, Campuchia… về vỗ béo, chờ bán. “Có thời điểm giá trâu bò giảm xuống dưới 70.000 đồng/kg hơi, rất khó bán, nhiều gia đình bị lỗ nặng vì phải nuôi cầm cự. Hiện giá đã bắt đầu nhích lên 80.000 đồng/kg hơi, lượng tiêu thụ cũng đã tăng trở lại. Mỗi tháng, tôi bán được gần 2.000 con”, anh Long nói.
Anh Phạm Văn Bình, một thương lái có thâm niên hơn 20 năm buôn trâu ở xã Đại Sơn cho biết, hiện thị trường Trung Quốc đã mở cửa song vì chi phí cao nên hiện phần lớn trâu bò tại địa phương này được tập trung đưa ra các tỉnh phía Bắc tiêu thụ.
Anh Phạm Văn Bình, một thương lái có hơn 20 năm buôn trâu ở xã Đại Sơn chia sẻ, hiện thị trường Trung Quốc đã mở cửa song vì chi phí cao nên phần lớn trâu bò tại địa phương này được tập trung đưa ra các tỉnh phía Bắc tiêu thụ.
Một cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Đô Lương cho biết, năm 2019, trung bình mỗi phiên chợ Ú có hơn 1.500 con trâu bò được đưa đến để mua bán, nay giảm chỉ còn khoảng 1 nửa. “Trước đây họ thường mua trâu bò số lượng lớn rồi vận chuyển đi Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Nay giá trâu bò rẻ, chi phí xuất khẩu trâu bò theo đường chính ngạch cao, không có lãi nên những người buôn trâu bò xuất sang Trung Quốc đều phải chuyển hướng sang thị trường nội địa”, cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Đô Lương nói.
Một cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đô Lương thông tin, năm 2019, trung bình mỗi phiên chợ Ú có hơn 1.500 con trâu bò được đưa đến để mua bán, nay giảm chỉ còn khoảng một nửa. “Trước đây họ thường mua trâu bò số lượng lớn rồi vận chuyển đi Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Nay giá trâu bò rẻ, chi phí xuất khẩu trâu bò theo đường chính ngạch cao, không có lãi nên những người buôn trâu bò xuất sang Trung Quốc đều phải chuyển hướng sang thị trường nội địa”, vị này nói.
Ông Nguyễn Cảnh Lâm - Chủ tịch UBND xã Đại Sơn cho biết, toàn xã này có trên 600 hộ dân làm nghề mua bán trâu bò. Trong đó có khoảng 300 hộ làm nghề chuyên nghiệp số lượng lớn, khoảng 300 hộ làm bán chuyên nghiệp với số lượng ít hơn. Nghề mua bán, vỗ béo trâu bò cũng đã có từ xa xưa, ngày càng phát triển tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương.
Ông Nguyễn Cảnh Lâm - Chủ tịch UBND xã Đại Sơn cho biết, toàn xã có trên 600 hộ dân làm nghề mua bán trâu bò. Trong đó có khoảng 300 hộ làm nghề chuyên nghiệp số lượng lớn, khoảng 300 hộ làm bán chuyên nghiệp với số lượng ít hơn. Nghề mua bán, vỗ béo trâu bò cũng đã có từ xa xưa, ngày càng phát triển tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương.

Phan Ngọc

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI