Gia tăng tranh chấp lao động

26/02/2014 - 07:43

PNO - PN - Tại hội thảo “Định hướng chiến lược phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động” do Bộ LĐ-TB-XH tổ chức trong hai ngày 25-26/2 tại TP.HCM, ông Lê Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Lao động - tiền lương (Bộ...

edf40wrjww2tblPage:Content

Trong khi đó, vai trò của công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp còn mờ nhạt và chưa đủ mạnh, các vụ tranh chấp lao động cũng diễn ra tự phát, không xuất phát từ quá trình thương lượng, không có vai trò lãnh đạo của công đoàn cơ sở. Ông Thành nhấn mạnh, nếu công đoàn cơ sở không chủ động thương lượng để bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động (NLĐ) thì các ông chủ sẽ bỏ “lơ”. Quyền lợi của NLĐ phần lớn là do chủ sử dụng lao động (SDLĐ) áp đặt, nên gần 90% các cuộc tranh chấp gắn liền đến việc yêu cầu người SDLĐ phải đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ.

Một số ý kiến cho rằng, người SDLĐ chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của đối thoại tại nơi làm việc, nếu có tổ chức đối thoại cũng chỉ là hình thức để đối phó, chứ không thực chất. Để ngăn ngừa và kéo giảm tranh chấp lao động trong thời gian tới, cần phát triển và chia sẻ các điển hình về đối thoại xã hội và thương lượng tập thể trong cộng đồng doanh nghiệp. Song song đó, cần lập ban chỉ đạo và tổ công tác liên ngành về giải quyết tranh chấp tại mỗi địa phương, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm pháp luật lao động…

Năm 2013 cả nước xảy ra 355 cuộc tranh chấp lao động, trong hai tháng đầu năm nay đã xảy ra gần 30 cuộc tranh chấp.

 Mai Phan

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI