Giá rau xanh nhiều nơi tăng 200%

05/01/2025 - 14:46

PNO - Giá các loại rau từ vùng trồng đến các điểm bán tại Đà Nẵng, Quảng Nam tăng 200 - 250% do khan hiếm. Theo nhiều nông dân, thời tiết cực đoan khiến họ khó canh tác.

Huyện Đại Lộc là vùng trồng rau củ quả lớn nhất cung cấp cho thị trường Quảng Nam, Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung nhưng năm nay bị thiệt hại nặng. Do thời tiết cực đoan, mưa rét kéo dài, năm nay vùng trồng rau ở huyện Đại Lộc bị thiệt hại nặng nề.
Huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam là vùng trồng rau củ quả lớn nhất cung cấp cho thị trường Quảng Nam, Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung. Những tháng qua, mưa rét kéo dài khiến sản lượng rau sụt giảm mạnh.

Rau khan hiếm, giá cả vì vậy tăng vùn vụt nhưng không đủ cung cấp. Theo thống kê, giá các loại rau được nhập từ vùng trồng rau trên địa bàn Đà Nẵng, Quảng Nam tăng 200 - 250% do sản lượng về chợ ít hơn ngày thường; giá rau nhập từ các tỉnh Gia Lai, Đà Lạt tăng 150 - 180%.
Rau khan hiếm, giá rau tăng nhưng không đủ cung cấp. Theo ghi nhận của phóng viên, giá các loại rau được nhập từ vùng trồng rau trên địa bàn Đà Nẵng, Quảng Nam tăng 200 - 250% do sản lượng về chợ ít hơn ngày thường. Giá rau nhập từ Gia Lai, Đà Lạt tăng 150 - 180%.

Ông Lê Thế Việt (thôn Phú Hoà, xã Đại An) buồn rầu: “Chưa có năm nào thời tiết kỳ lạ như năm nay, mưa thối trời thối đất, lạnh căm căm. Bao nhiêu rau quả nhà tôi trồng để bán mùa tết hư hết”. Nhà ông Việt trồng 3 sào đu đủ, 1 sào dưa leo, 1 sào mướp. Đợt mưa vừa rồi làm chết hết đu đủ và mướp, dưa leo thì không lên nổi, èo uột.
Ông Lê Thế Việt (thôn Phú Hòa, xã Đại An) buồn rầu: “Chưa có năm nào thời tiết kỳ lạ như năm nay, mưa thối trời thối đất, lạnh căm căm. Rau quả trồng để bán tết hư hết”. Nhà ông Việt trồng 3 sào đu đủ, 1 sào dưa leo, 1 sào mướp. Đợt mưa vừa rồi làm chết hết đu đủ và mướp, dưa leo thì không lên nổi, èo uột.

“Năm trước mỗi sào dưa leo tôi hái một ngày khoảng 2 tạ, năm nay cây hư hết, lên không đến bụng người, đi hái bòn được vài ký mang về. Năm nay coi như không có tết, toàn bộ chi cho vụ tết hết 15 triệu, giờ cây cối hư hết không biết lấy tiền đâu bởi giống thì đắt, mà trồng mới lại cũng không kịp”, ông Việt buồn rầu.
“Năm trước, mỗi sào dưa leo hái một ngày khoảng 2 tạ, năm nay cây hư hết, lên không đến bụng người, đi hái bòn được vài ký mang về. Năm nay coi như không có tết, toàn bộ chi cho vụ tết hết 15 triệu đồng, giờ cây cối hư hết, không biết lấy tiền đâu bởi giống đắt, mà trồng lại cũng không kịp” - ông Việt buồn rầu.

Không khác ông Việt, hàng ngàn nông dân ở huyện Đại Lộc cũng đang sầu não vì mất mùa. Ước sơ bộ, nông dân bị thiệt hại 80% diện tích.
Cũng như ông Việt, hàng ngàn nông dân ở huyện Đại Lộc đang sầu não vì mất mùa. Ước sơ bộ, nông dân bị thiệt hại 80% diện tích.

Bà Văn Thị Nga, nông dân xã Đại Hoà, ngao ngán kể: “Cả cánh đồng hư hết, từ đậu cove, đu đủ, ớt, rau…Mọi năm dịp tết mỗi sào dưa, mướp bán được cả mười mấy triệu. Sào rau cải của tôi vừa rồi đã kịp lớn sắp xuất bán được nhưng mưa muối làm chết sạch, miếng ăn đến nơi còn bị rơi. Mưa dữ quá, đến nhà quê mà cũng phải đi mua rau ăn là chú thấy thế nào rồi. Giờ chỉ biết chờ sang năm làm lại chứ tết thì gần đến nơi, phân giống đều đắt mà khan hiếm cả, một cây giống đu đủ giờ có giá 20 ngàn”.
Bà Văn Thị Nga, nông dân xã Đại Hòa, kể: “Cả cánh đồng hư hết, từ đậu cove, đu đủ, ớt, rau… Mọi năm dịp tết mỗi sào dưa, mướp bán được cả mười mấy triệu. Sào rau cải của tôi vừa rồi đã kịp lớn, sắp xuất bán được nhưng mưa muối làm chết sạch, miếng ăn đến nơi còn bị rơi. Mưa dữ quá, đến người trồng rau giờ cũng phải đi mua rau ăn. Chờ sang năm làm lại chứ tết gần đến nơi, phân giống đều đắt mà khan hiếm, 1 cây giống đu đủ giờ cũng 20.000 đồng”.

Dọc các cánh đồng rau màu dọc sông Quảng Huế, Thu Bồn, Vu Gia, tình hình không khá hơn. Nông dân cắn răng mất vụ tết, nhổ cây, làm đất để xuống giống cho vụ thu hoạch sau tết.
Dọc các cánh đồng rau màu bên sông Quảng Huế, Thu Bồn, Vu Gia, tình hình không khá hơn. Nông dân cắn răng nhổ cây, làm đất để xuống giống cho vụ thu hoạch sau tết.

Để hạn chế thiệt hại do thời tiết bất lợi, ngành nông nghiệp huyện Đại Lộc đã liên tục có các thông báo hướng dẫn, khuyến cáo nông dân xuống giống muộn hơn để phù hợp với tình hình thời tiết. Đồng thời bổ sung các biện pháp kỹ thuật chăm bón để cứu các ruộng cây đã lên.
Để hạn chế thiệt hại do thời tiết bất lợi, ngành nông nghiệp huyện Đại Lộc đã liên tục có các thông báo hướng dẫn, khuyến cáo nông dân xuống giống muộn hơn để phù hợp với tình hình thời tiết. Đồng thời bổ sung các biện pháp kỹ thuật chăm bón để cứu các ruộng cây đã lên.

Ngoài ảnh hưởng rau màu, thời tiết cũng làm thiệt hại hàng trăm hecta lúa vụ Đông-Xuân. Theo khuyến cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam, lịch thời vụ xuống giống lúa từ ngày 30/12/2024; nhưng nhiều nơi người dân xuống giống theo kinh nghiệm, từ giữa tháng 12 nên bị thiệt hại.
Thời tiết cũng làm thiệt hại hàng trăm hecta lúa vụ Đông - Xuân. Theo khuyến cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam, lịch thời vụ xuống giống lúa từ ngày 30/12/2024, nhưng nhiều nơi người dân xuống giống theo kinh nghiệm, từ giữa tháng Mười hai nên bị thiệt hại.

Bà Nguyễn Thị Hà, nông dân xã Điện Thắng Bắc, TX Điện Bàn, Quảng Nam cho biết: Năm nay mưa rét kéo dài, lúa gieo xuống bị ngập nước hư hết. Có nhà đã phải xuống giống đến lần thứ 4. Không những vậy, chuột rất nhiều phá hoại hết.
Bà Nguyễn Thị Hà, nông dân xã Điện Thắng Bắc, TX Điện Bàn, Quảng Nam cho biết, năm nay mưa rét kéo dài, lúa gieo xuống bị ngập nước hư hết. Có nhà đã phải xuống giống đến lần thứ 4. Không những vậy còn bị chuột phá hoại.

Ông Lê Tự Tuấn – Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, Sở NN-PTNT Quảng Nam – cho biết: Bước đầu ghi nhận nhiều nhất 702 hecta lúa ở huyện Thăng Bình bị ảnh hưởng do ngập nước; hiện các địa phương vẫn đang tiếp tục thống kê báo cáo.
Ông Lê Tự Tuấn - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, Sở NN-PTNT Quảng Nam - cho biết, bước đầu ghi nhận nhiều nhất 702 hecta lúa ở huyện Thăng Bình bị ảnh hưởng do ngập nước. Các địa phương vẫn đang tiếp tục thống kê báo cáo.

Lê Đình Dũng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI