Giá muối “lập đỉnh”, diêm dân vẫn bỏ ruộng hoang

20/08/2022 - 16:44

PNO - Cuối vụ, nhưng những cánh đồng muối vốn nhộn nhịp ở Nghệ An vẫn vắng hoe. Thời tiết thuận lợi, giá muối lập kỷ lục song vẫn không đủ nuôi sống gia đình khiến phần lớn diêm dân nơi đây đã không còn mặn mà với nghề truyền thống này.

 

Chỉ tay về phía bốn dát muối um tùm cỏ dại, bà Trần Khánh Thi (trú xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu, Nghệ An) nói rằng, vài năm trước, giờ này cả gia đình năm người đang vật lộn dưới nắng để làm muối. Hai năm nay, con chán nghề bỏ đi xuất khẩu lao động, chồng bà Thi theo đội thợ hồ đi làm thuê, còn mỗi bà cũng đành ở nhà làm công việc lặt vặt chứ không làm muối nữa.
Chỉ tay về phía bốn dát muối um tùm cỏ dại, bà Trần Khánh Thi (trú xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu, Nghệ An) nói rằng, vài năm trước, giờ này cả gia đình năm người đang vật lộn dưới nắng để làm muối. Hai năm nay, con chán nghề bỏ đi xuất khẩu lao động, chồng bà Thi theo đội thợ hồ đi làm thuê, còn mỗi bà cũng đành ở nhà làm công việc lặt vặt chứ không làm muối nữa.
“Nắng gắt, làm cật lực lắm thì một người mỗi ngày may ra mới làm được chừng 1 tạ muối. Năm nay giá muối được xem là đỉnh điểm nhưng cũng chỉ được 300.000 đồng nên người ta chán, bỏ nghề hết. Quan trong là làm muối mỗi năm chỉ làm được vài tháng mùa hè thôi, nên giờ không ai làm, họ đi làm thuê, làm công ty tháng vài triệu nhưng ổn định cả năm. Thế mới đủ nuôi gia đình được”, bà Thi nói.
“Nắng gắt, làm cật lực lắm thì một người mỗi ngày may ra mới làm được chừng 1 tạ muối. Năm nay giá muối được xem là đỉnh điểm nhưng cũng chỉ được 300.000 đồng nên người ta chán, bỏ nghề hết. Quan trọng là làm muối mỗi năm chỉ làm được vài tháng mùa hè thôi, nên giờ không ai làm, họ đi làm thuê, làm công ty tháng vài triệu nhưng ổn định cả năm. Thế mới đủ nuôi gia đình được”, bà Thi nói.
Những ngày cuối vụ, cánh đồng muối rộng hơn 70 hecta ở xã Diễn Vạn chỉ có lác đác vài diêm dân, ruộng đồng um tùm cỏ hoang, những căn nhà kho vốn chất đầy muối nay đã xập xệ, hư hỏng nặng. Ông Hoàng Thiên Long - Chủ tịch UBND xã Diễn Vạn cho biết, làm muối vốn là nghề chính, nuôi sống gia đình ở địa phương này. Nhưng nay hơn 60% diêm dân đã bỏ nghề, số còn lại cũng chỉ tranh thủ làm cho có, không còn chú trọng vào nghề.
Những ngày cuối vụ, cánh đồng muối rộng hơn 70 hecta ở xã Diễn Vạn chỉ có lác đác vài diêm dân, ruộng đồng um tùm cỏ dại, những căn nhà kho vốn chất đầy muối nay đã xập xệ, hư hỏng nặng. Ông Hoàng Thiên Long - Chủ tịch UBND xã Diễn Vạn cho biết, làm muối vốn là nghề chính, nuôi sống gia đình ở địa phương này. Nhưng nay hơn 60% diêm dân đã bỏ nghề, số còn lại cũng chỉ tranh thủ làm cho có, không còn chú trọng vào nghề.
Ruộng muối bỏ hoang lâu năm khiến cỏ mọc um tùm. Theo ông Long, diện tích làm muối của địa phương không giảm nhưng diêm dân không còn chú trọng với nghề “làm một ngày, ăn cả đời” này nữa. “Làm gì thì trước tiên người dân cũng phải nghĩ đến gia đình. Thử hỏi một năm làm được vài triệu bạc thì sao đủ sống, bởi thế nên thanh niên trai tráng hay những người trong độ tuổi lao động từ 18 đến trên 50 tuổi thì đi tìm công việc khác, có thu nhập hơn. Chỉ còn lại một số nhỏ phụ nữ, người già yếu còn tranh thủ làm nghề muối thôi”, ông Long nói.
Ruộng muối bỏ hoang lâu năm khiến cỏ mọc um tùm. Theo ông Long, diện tích làm muối của địa phương không giảm nhưng diêm dân không còn chú trọng với nghề “làm một ngày, ăn cả đời” này nữa. “Làm gì thì trước tiên người dân cũng phải nghĩ đến gia đình. Thử hỏi một năm làm được vài triệu bạc thì sao đủ sống, bởi thế nên thanh niên trai tráng hay những người trong độ tuổi lao động từ 18 đến trên 50 tuổi thì đi tìm công việc khác, có thu nhập hơn. Chỉ còn lại một số ít phụ nữ, người già yếu còn tranh thủ làm nghề muối thôi”, ông Long nói.
Đây cũng là tình cảnh đang diễn ra ở cánh đồng muối rộng hơn 140 hecta ở xã Quỳnh Thuận (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An). Bà Nguyễn Thị Mai (trú xã Quỳnh Thuận) cho biết, trời nắng đẹp, mỗi ngày, vợ chồng bà thu được gần một tạ muối. Với giá bán 3.000 đồng/kg như hiện nay, vợ chồng bà Mai thu được gần 300.000 đồng.
Đây cũng là tình cảnh đang diễn ra ở cánh đồng muối rộng hơn 140 hecta ở xã Quỳnh Thuận (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An). Bà Nguyễn Thị Mai (trú xã Quỳnh Thuận) cho biết, trời nắng đẹp, mỗi ngày, vợ chồng bà thu được gần một tạ muối. Với giá bán 3.000 đồng/kg như hiện nay, vợ chồng bà Mai thu được gần 300.000 đồng.
“Trời thương thì được như vậy. Không thương, ổng tương cho một trận mưa rào thì coi như công cốc, nước biển lại trả về cho biển. Nói cực thì khỏi bàn bởi phải chạy đua với nắng cả ngày, người ta chán, bỏ nghề hết. Nhưng vợ chồng tui già rồi, chẳng biết làm chi khác nên vẫn gắng”, bà Mai nói và cho hay, hiện những người còn bám trụ lại với nghề truyền thống của cha ông chủ yếu là người già, phụ nữ…
“Trời thương thì được như vậy. Không thương, ổng tương cho một trận mưa rào thì coi như công cốc, nước biển lại trả về cho biển. Nói cực thì khỏi bàn bởi phải chạy đua với nắng cả ngày, người ta chán, bỏ nghề hết. Nhưng vợ chồng tui già rồi, chẳng biết làm chi khác nên vẫn gắng”, bà Mai nói và cho hay, hiện những người còn bám trụ lại với nghề truyền thống của cha ông chủ yếu là người già, phụ nữ…
Người phụ nữ gần 30 năm gắn bó với công việc làm muối này bảo rằng, nước biển ngày càng bị ngọt hóa, và chất đất cũng bị thoái hóa, khó sản xuất ra muối đạt chất lượng, năng suất cao như trước đây. Một số hộ dân bỏ nghề muối đã chuyển sang nuôi trồng thủy sản để có thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, phần lớn người dân nơi đây chưa dám mạnh tay chuyển sang nuôi tôm do số tiền đầu tư ban đầu quá lớn, rủi ro cao nên họ không dám mạo hiểm để đầu tư và vẫn phải bỏ hoang đất để chờ… cơ hội.
Người phụ nữ gần 30 năm gắn bó với công việc làm muối này bảo rằng, nước biển ngày càng bị ngọt hóa, và chất đất cũng bị thoái hóa, khó sản xuất ra muối đạt chất lượng, năng suất cao như trước đây. Một số hộ dân bỏ nghề muối đã chuyển sang nuôi trồng thủy sản để có thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, phần lớn người dân nơi đây chưa dám mạnh tay chuyển sang nuôi tôm do số tiền đầu tư ban đầu quá lớn, rủi ro cao nên họ không dám mạo hiểm để đầu tư và vẫn phải bỏ hoang đất để chờ… cơ hội.
Nghề “làm một ngày ăn cả đời” đã trải qua bao thế hệ nay không còn mấy ai mặn mà. Bởi thế, những nghề ăn theo như bán muối dạo cũng chẳng còn mấy người theo đuổi. “Ai muối không...” - tiêng rao ấy dường như đã hằn in vào bao thế hệ con người mảnh đất xứ Nghệ đầy nắng và gió Lào rát bỏng ngày càng một hiếm dần.
Nghề “làm một ngày ăn cả đời” đã trải qua bao thế hệ nay không còn mấy ai mặn mà. Bởi thế, những nghề ăn theo như bán muối dạo cũng chẳng còn mấy người theo đuổi. “Ai muối không...” - tiếng rao ấy dường như đã hằn in vào bao thế hệ con người mảnh đất xứ Nghệ đầy nắng và gió Lào rát bỏng ngày càng một hiếm dần.
Ông Lê Thế Hiếu - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Diễn Châu cho biết, toàn huyện có 180 hecta diện tích sản xuất muối, song có gần 60 hecta bỏ hoang đã được chuyển đổi để làm các khu đô thị. Trong số 120 hecta còn lại, hiện cũng chỉ có gần một nửa diện tích được người dân sản xuất, còn lại đang bỏ hoang.
Ông Lê Thế Hiếu - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Diễn Châu cho biết, toàn huyện có 180 hecta diện tích sản xuất muối, song có gần 60 hecta bỏ hoang đã được chuyển đổi để làm các khu đô thị. Trong số 120 hecta còn lại, hiện cũng chỉ có gần một nửa diện tích được người dân sản xuất, còn nữa đang bỏ hoang. Trong ảnh, một khu đô thị rộng hàng chục hecta ở huyện Diễn Châu "mọc lên" từ cánh đồng muối.
Những năm qua, mặc dù nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân để cải tiến các ô chạt lọc, phủ bạt kết tinh để diêm dân bám nghề, nhưng do giá muối quá thấp, thu nhập từ nghề quá bèo, việc tiêu thụ muối cũng không ổn định, chủ yếu người dân vẫn phải mang đi bán lẻ ở các huyện vùng núi… nên nhiều người không còn muốn theo đuổi nghề.
Những năm qua, mặc dù nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân để cải tiến các ô chạt lọc, phủ bạt kết tinh để diêm dân bám nghề, nhưng do giá muối quá thấp, thu nhập từ nghề quá bèo, việc tiêu thụ muối cũng không ổn định, chủ yếu người dân vẫn phải mang đi bán lẻ ở các huyện vùng núi… nên nhiều người không còn muốn theo đuổi nghề.
Nói về việc quy hoạch đất sản xuất muối chuyển sang nuôi trồng thủy sản, ông Hiếu nói rằng “đã có nhiều người làm, bước đầu có thu nhập ổn đinh. Nhưng rất khó cho diêm dân”. Đối với diêm dân, họ đã quá quen với nghề bỏ sức ra đồng “cày” để lấy muối bán. Khi chuyển sang nuôi trông thuỷ sản, ngoài kinh nghiệm, kiến thức thì còn đòi hỏi phải đầu tư ban đầu rất lớn, rủi ro về nghề lại rất cao nên phần lớn người dân không mạnh dạn làm.
Nói về việc quy hoạch đất sản xuất muối chuyển sang nuôi trồng thủy sản, ông Hiếu nói rằng “đã có nhiều người làm, bước đầu có thu nhập ổn định. Nhưng rất khó cho diêm dân”. Đối với diêm dân, họ đã quá quen với nghề bỏ sức ra đồng “cày” để lấy muối bán. Khi chuyển sang nuôi trông thuỷ sản, ngoài kinh nghiệm, kiến thức thì còn đòi hỏi phải đầu tư ban đầu rất lớn, rủi ro về nghề lại rất cao nên phần lớn người dân không mạnh dạn làm.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI