Khám sức khỏe tiền hôn nhân: Chi phí nhỏ, tránh rủi ro lớn

Giá mà trước đó họ đi khám…

28/11/2023 - 05:49

PNO - Người dân ngày càng có ý thức hơn trong việc chăm sóc sức khỏe, thông qua việc khám sức khỏe tổng quát. Thế nhưng, còn một khía cạnh khác ít được người trong cuộc quan tâm là khám sức khỏe tiền hôn nhân (SKTHN). Mới đây, vấn đề này được đại biểu Quốc hội Nguyễn Tri Thức - Giám đốc Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy - đặt ra tại nghị trường Quốc hội, một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của việc tầm soát sức khỏe trước khi kết hôn. Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khám SKTHN, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sĩ (BS) chuyên khoa 2 Lý Thái Lộc - Trưởng khoa Hiếm muộn BV Hùng Vương.

Phóng viên: Thưa BS, khám SKTHN là khám những gì?

BS Lý Thái Lộc: Ở BV Hùng Vương, Khoa Hiếm muộn phụ trách khám SKTHN. Khám SKTHN giúp xác định tình trạng sức khỏe tổng quát, đặc biệt là đánh giá khả năng sinh sản của cả nam và nữ; sàng lọc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như HIV, giang mai; sàng lọc các bệnh lý về di truyền; tư vấn các biện pháp sinh sản, tránh thai (nếu cần) cho các đôi trước khi kết hôn. 

Cụ thể, khám SKTHN có 2 mảng: nội khoa và sản khoa. Nội khoa là khám về tim mạch, dạ dày, thận, phổi, cũng giống như khám sức khỏe tổng quát. Khám nội khoa giúp phát hiện bệnh lý (nếu có) và điều trị sớm, tránh được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình mang thai và sinh con. Trên thực tế, nhiều người mắc bệnh tim mang thai có thể gặp tình trạng bệnh tim chuyển biến nặng, đẩy mẹ và con vào tình thế nguy hiểm.

Khám sản khoa, với nữ, ngoài xét nghiệm máu còn có xét nghiệm dự trữ buồng trứng, siêu âm cổ tử cung, siêu âm buồng trứng xem có bị u, lạc nội mạc tử cung… Với nữ chưa quan hệ tình dục, BS sẽ khám bên ngoài, không thực hiện siêu âm ngã âm đạo. Còn với nam, khám nam khoa, thực hiện tinh dịch đồ. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của bệnh nhân, có thể chọn gói khám chuyên sâu, tầm soát thêm về các bệnh lý di truyền, để sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh.

Bác sĩ Lý Thái Lộc đang khám sức khỏe tiền hôn nhân cho một bạn trẻ sắp kết hôn
Bác sĩ Lý Thái Lộc đang khám sức khỏe tiền hôn nhân cho một bạn trẻ sắp kết hôn

* Những bệnh lý di truyền nào ở trẻ em có thể được sàng lọc nếu cha/mẹ có khám SKTHN?

- Có nhiều bệnh lý ở trẻ liên quan đến gen di truyền mà nhiều đôi vợ chồng không biết, đã sinh ra con mắc các dị tật hoặc bị các bệnh lý di truyền như bệnh thiếu máu tán huyết di truyền hay tan máu bẩm sinh (thalassemia), bệnh máu khó đông Hemophilia… Nguyên nhân là cha mẹ có thể mang gen bệnh, nhưng ở thể ẩn và có nguy cơ di truyền gen bệnh cho con, gây bất thường cho con như hội chứng Down. Những bệnh lý này hoàn toàn có thể sàng lọc thông qua khám sức khỏe, xét nghiệm tiền hôn nhân của cha mẹ.

* Được biết, có nhiều trường hợp thai phụ bị sảy thai liên tục. Xin BS cho biết, có thể dự báo, phòng ngừa tình trạng này thông qua khám SKTHN không?

- Chắc chắn là có. Sảy thai có nhiều nguyên nhân, trong đó một số nguyên nhân có thể dự báo khi khám SKTHN. Ví dụ như mẹ có u xơ hay bị lạc nội mạc tử cung… có thể dẫn đến tình trạng sảy thai. Các bệnh lý này sẽ được phát hiện dễ dàng bằng khám SKTHN.

* Mỗi năm ở BV Hùng Vương tiếp nhận bao nhiêu trường hợp đến khám SKTHN? BS có nhận định gì qua số liệu này? 

- Năm 2022, chúng tôi tiếp nhận 308 cặp đến khám và 9 tháng đầu năm 2023, có 454 cặp đến khám. Tuy số lượng khám SKTHN cao hơn năm trước 30%, nhưng vẫn là con số rất khiêm tốn. Điều này cho thấy, ý thức khám SKTHN của các đôi vẫn còn hạn chế. Nhiều người có tâm lý có bệnh mới chữa, còn việc phòng tránh chưa được đề cao. Trong khi đó, chi phí khám SKTHN rất nhỏ so với nguy cơ sinh con dị tật hay mắc bệnh di truyền phải điều trị rất tốn kém và ảnh hưởng đến chất lượng sống của trẻ cũng như hạnh phúc gia đình.

* BS đánh giá thế nào về thực trạng khám SKTHN trong những năm qua? 

- Có một thực tế là trong 100 ca chúng tôi khám về hiếm muộn thì có khoảng 10% cần phải can thiệp y tế. Trong khám SKTHN cũng vậy, 100 trường hợp thì cũng có khoảng 10% có vấn đề về sức khỏe tổng quát, nhất là sức khỏe sinh sản và tỉ lệ nam có bất thường cao hơn nữ. Nữ thì gặp tình trạng suy buồng trứng, u xơ… còn nam là không có tinh trùng hoặc tinh trùng yếu. Với tình trạng này, nếu không sớm phát hiện, vợ chồng rất khó thụ thai, đặc biệt với những cặp kế hoạch một thời gian mới sinh con thì hầu hết là không thể, phải điều trị hiếm muộn rất tốn kém. Do đó, khám SKTHN rất quan trọng, ngoài phát hiện bệnh lý thông thường, còn giúp phát hiện sớm nguyên nhân có thể dẫn tới vô sinh, hiếm muộn. 

* Nhiều người cho rằng mình đã khám sức khỏe tổng quát hằng năm thì trước khi kết hôn, không cần khám SKTHN. BS nghĩ sao về quan điểm này? 

- Suy nghĩ này không đúng. Khám sức khỏe tổng quát chỉ khám nội khoa, không khám về sức khỏe sinh sản. Hơn nữa, có những xét nghiệm chỉ có giá trị trong 6 tháng, chưa kể mỗi thời điểm sức khỏe có thể khác đi. Do vậy, trước khi kết hôn, rất nên và cần thiết khám SKTHN. Nếu bạn khám sức khỏe tổng quát gần thời điểm kết hôn thì báo cho BS khám biết để chỉ khám về sức khỏe sinh sản.

Ảnh mang tính minh họa - Jcomp
Ảnh mang tính minh họa - Jcomp

* BS đánh giá thế nào về đề xuất của đại biểu Quốc hội Nguyễn Tri Thức?

- Đề xuất của BS Nguyễn Tri Thức rất đáng lưu tâm, vì tính cần thiết của khám SKTHN, nhưng để đưa vào luật thì rất khó. Ở các thành phố lớn, trình độ dân trí, mức sống của người dân cao và cũng dễ tiếp cận với dịch vụ y tế nên có thể triển khai. Còn ở vùng quê, vùng sâu vùng xa, cuộc sống còn khó khăn thì chi phí khám SKTHN là chuyện không dễ. Vì vậy, nếu đưa vào luật thì cần có lộ trình và Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ. 

* Vì sao các đôi lại ngại khám SKTHN? Làm thế nào để thay đổi nhận thức của người dân trong việc cần thiết khám SKTHN trước khi kết hôn?

- Nhiều người có tâm lý ngại khám vì không biết được lợi ích của khám SKTHN. Họ thấy người khỏe mạnh bình thường, tập thể dục mỗi ngày hay kinh nguyệt đều đặn nên không nghĩ sức khỏe có vấn đề và thấy phiền toái khi đi khám. Nhiều lần đứng trước những bệnh nhân bị vô sinh, hiếm muộn hay bị sảy thai nhiều lần, tôi rất đau lòng và nghĩ “giá mà trước đó họ khám SKTHN”. Tôi nghĩ, cần tuyên truyền sâu rộng hơn trong cộng đồng để người dân thấy lợi ích của việc khám SKTHN. 

* Muốn khám SKTHN thì khám ở cơ sở y tế nào và giá hiện nay khoảng bao nhiêu tiền (cụ thể giá tại BV Hùng Vương)?

- Các BV sản hoặc BV đa khoa có chuyên khoa sản sẽ có khám SKTHN. Riêng tại BV Hùng Vương, chúng tôi có nhiều gói khám (cho cả nam - nữ) như gói cơ bản khoảng 2 triệu đồng; gói chuyên sâu (khảo sát toàn phần) khoảng 6 triệu đồng và gói khảo sát cao cấp, có xét nghiệm 9 bệnh di truyền lặn, có sảy thai trước đó, giá 6,1 triệu đồng.

* Quyền bảo mật thông tin về tình trạng sức khỏe của người khám SKTHN được bảo vệ như thế nào? Nếu 1 trong 2 có bệnh lý hoặc sức khỏe sinh sản có vấn đề thì BS khám có công khai cho người bạn đời tương lai của họ biết không? 

- Chúng tôi bảo mật thông tin cho từng bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có vấn đề sức khỏe, chúng tôi chỉ thông tin đến người đó. Trường hợp người bệnh có yêu cầu công khai cho người bạn đời tương lai biết thì chúng tôi sẽ thông tin và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. Thực tế, hầu hết cặp đến khám SKTHN đều yêu cầu công khai bệnh cho chồng/vợ tương lai biết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tư vấn, giải thích kỹ để người đến khám hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình; cũng như động viên, khuyến khích cả hai đồng hành cùng nhau và tự thổ lộ cho “nửa kia”, cùng nửa kia đưa ra giải pháp cho cuộc sống chung.

* Xin cảm ơn bác sĩ. 

Thùy Dương (thực hiện)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Đường về qua mấy sông sâu

    Đường về qua mấy sông sâu

    15-09-2024 06:56

    Bây giờ, phương tiện đi lại nhiều hơn, nhanh hơn nhưng đường về quê lại thăm thẳm hơn. Về quê thăm mẹ dường như cũng không được ưu tiên nữa…

  • Đường về nhà chưa bao giờ xa

    Đường về nhà chưa bao giờ xa

    14-09-2024 20:31

    Chị từng mải miết với cuộc sống bộn bề cho đến một ngày trở về nhà thì ba đã không còn nhận ra chị nữa…

  • Học cách yêu mình

    Học cách yêu mình

    14-09-2024 11:20

    Hành trình của chị bạn tôi và cô gái ấy giống nhau, nhưng kết quả lại khác nhau - một bên kết nối hơn, một bên khủng hoảng hơn.

  • Làm mẹ ở tuổi 13

    Làm mẹ ở tuổi 13

    14-09-2024 06:10

    Thấy bụng T.N. to ra, gia đình chỉ nghĩ em mập lên. Tới khi T.N. được đưa đi khám thì cái thai đã khoảng 7 tháng.

  • Khoảnh khắc nào bạn nhận ra mình muốn cùng người ấy đi đến hôn nhân?

    Khoảnh khắc nào bạn nhận ra mình muốn cùng người ấy đi đến hôn nhân?

    13-09-2024 19:04

    Yêu một người có thể chỉ qua một khoảnh khắc, nhưng ở bên một người đó lại là cả một hành trình từ tìm hiểu, cố gắng, thay đổi vì nhau...

  • Ly hôn sau mười mấy năm nuôi... giang hồ

    Ly hôn sau mười mấy năm nuôi... giang hồ

    13-09-2024 18:12

    Chị cố tìm cách, hết ngọt nhạt tỉ tê đến làm căng, gây áp lực mong anh nói thật, nhưng đều vô vọng.

  • Từ béo “biến” thành gầy cũng bị chỉ trích

    Từ béo “biến” thành gầy cũng bị chỉ trích

    13-09-2024 11:50

    Chuyện gì sẽ xảy ra khi một phụ nữ mũm mĩm nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ thông điệp “bình đẳng hình thể” trở nên gầy đi?

  • Đừng nói "tôi không có ý gì..."

    Đừng nói "tôi không có ý gì..."

    13-09-2024 10:30

    Chê bai, miệt thị ngoại hình luôn khác xa với việc góp ý chân thành. Không thể lẫn lộn, đánh đồng.

  • Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    13-09-2024 06:16

    Huy Lùn, Tâm Béo, Quý Trâu, Hà Lé, Lan Sáu Ngón... những “cái tên” tưởng “gọi cho vui” nhưng đã gây bao khổ đau, thậm chí làm nên nỗi hận khó gột.

  • Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    12-09-2024 11:32

    Những thứ như cây đinh, miếng tôn, tấm ván, viên gạch, bao xi măng... xin đừng tăng giá! Người giúp nhau trong cơn hoạn nạn là ở đây, lúc này.

  • Mặn từng con chữ

    Mặn từng con chữ

    12-09-2024 06:09

    20 năm gắn với tụi nhỏ, mắt tôi thấm mặn không biết bao lần trước những trang đời bất hạnh. Không hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào.

  • Cú lừa giữa tang thương

    Cú lừa giữa tang thương

    11-09-2024 22:25

    Hàng triệu người nghẹn ngào với hình ảnh người chồng đẩy vợ con trong chiếc thau, cùng vượt lũ. Nhưng hóa ra đây là ảnh được dựng để câu view.

  • Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    11-09-2024 18:28

    Hàng chục lần tôi tha thứ, bỏ qua, vợ vẫn chứng nào tật đó. Tôi giận thì vợ bồng con bỏ đi...

  • Ngọn đuốc không tắt

    Ngọn đuốc không tắt

    11-09-2024 11:38

    Hai tiếng “đồng bào” của dân ta cứ sáng lòa trong tai ương, như ngọn đuốc chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ tắt.

  • Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    11-09-2024 08:31

    Hãy dạy con không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, vùng miền... Bởi đứng trước thảm họa, tất cả chúng ta đều là những sinh linh nhỏ bé, mong manh.

  • Mẹ ơi con muốn làm việc

    Mẹ ơi con muốn làm việc

    11-09-2024 06:15

    Chị nhận ra rằng, không nên quá lo sợ mà cấm trẻ tiếp xúc với tiền bạc từ sớm. Trái lại, cần dạy con biết giá trị của đồng tiền.

  • Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    10-09-2024 18:21

    Tôi cần đối diện với chính mình trước, xem chúng tôi đã rẽ 2 hướng khác nhau từ thời điểm nào, hay mâu thuẫn gì?

  • Tâm sự với con trẻ về công việc

    Tâm sự với con trẻ về công việc

    10-09-2024 15:46

    Thường xuyên trò chuyện với con về công việc không chỉ là một cách chia sẻ kiến thức mà còn là sợi dây gắn kết giữa cha mẹ và con cái.