Giá đường đang có 'vấn đề'

24/03/2015 - 07:04

PNO - PN - Giá đường bán sỉ tại các nhà máy chỉ 11.000 - 12.000 đồng/kg, trong khi đến tay người tiêu dùng lên tới 19.000 - 20.000 đồng/kg. Hiệp hội mía đường cho rằng, mức chênh lệch này là không thể chấp nhận được.

edf40wrjww2tblPage:Content

Cao hơn đường ngoại?

Lãnh đạo Bộ Công thương nói, giá đường tại Việt Nam cao gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi giá đường thế giới. Hiệp hội Mía đường Việt Nam lại cho rằng, tại các nhà máy giá bán ra không cao so với thế giới, nhưng giá bán lẻ tới tay người tiêu dùng thì quá cao. Tuy nhiên, các nhà máy đường lại không quyết định được giá bán lẻ.

Tại một số cuộc họp của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) trước đây, khi nói về nguyên nhân đường lậu từ Thái Lan, nhiều doanh nghiệp đã giải thích là do nước này luôn có một nguồn đường giá rẻ được nhập lậu về Việt Nam. Loại đường này có giá ngang bằng, thậm chí rẻ hơn giá đường sỉ tại Việt Nam. Còn để bảo hộ người trồng mía trong nước, nguồn đường bán lẻ tại Thái Lan vẫn được bán với giá cao, thậm chí cao hơn giá đường bán lẻ tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên báo Phụ Nữ tại một số hệ thống bán lẻ ở Thái Lan như Tesco, BigC, Seven-Eleven… giá đường bán lẻ trung bình ở mức 22-23 bath (khoảng 15.500-16.500 đồng/kg), thấp hơn 2.000-3.000 đồng/kg so với giá đường bán lẻ tại Việt Nam (hiện dao động từ 17.200-19.200 đồng/kg).

Gia duong dang co 'van de'

Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú cho rằng, nhiều năm qua, người tiêu dùng trong nước phải tiêu thụ đường với giá cao gấp rưỡi, thậm chí có thời điểm gấp đôi.

Có ý kiến cho rằng, hàng năm có một lượng lớn đường nhập khẩu theo hạn ngạch về Việt Nam, nguồn đường này theo giá thế giới nên rẻ hơn. Tuy nhiên, số đường nhập này không trực tiếp đến tay người tiêu dùng trong nước mà được phân bố về các nhà máy đường trong nước hay các doanh nghiệp lớn dùng làm nguyên liệu sản xuất đồ uống, sữa...

Chẳng hạn, năm 2014 hạn ngạch nhập khẩu đường là 77.200 tấn, trong đó 40.000 tấn đường thô được phân cho các nhà máy đường (Lam Sơn, Biên Hòa, Thành Thành Công Tây Ninh, Cần Thơ, Khánh Hòa), nhiều nhà máy dùng loại đường này để sản xuất đường tinh luyện. Còn lại là đường tinh luyện được phân về cho các doanh nghiệp thực phẩm.

Ai chi phối giá đường?

Theo VSSA, đường bán lẻ ở Việt Nam đang ở mức cao nhưng đó là do thị trường chi phối chứ hoàn toàn không phải do các nhà máy đường quyết định. Giá bán sỉ tại các nhà máy trong nước, cơ quan nhà nước đều nắm rõ qua hệ thống thuế. Nếu Bộ Công thương lấy mức giá đó đem so với nhiều nước cũng có thể thấy sự chênh lệch này là không nhiều. VSSA cho rằng, trong lưu thông mặt hàng đường đang có “vấn đề”. Giá sỉ 11.000-12.000 đồng/kg mà giá bán lẻ lên đến 19.000-20.000 là điều không thể chấp nhận được. “Trách nhiệm này ai giải quyết?” Hiệp hội sẵn sàng để cơ quan chức năng làm rõ và xử lý.

Ông Nguyễn Hải, Tổng thư ký VSSA cho biết: “Hiệp hội nhiều lần đề nghị Bộ Công thương kiểm soát giá bán lẻ. Bán lẻ qua quá nhiều trung gian, trong khi trước giờ Bộ Công thương lại thả lỏng. Nếu tại sạp chợ, cửa hàng tạp hóa còn có thể nói khó kiểm soát giá đường, nhưng ngay đến hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại có thể kiểm soát mà tại sao giá đường bán lẻ vẫn bị thao túng?”.

 THƯ HÙNG

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI