Gia đình - nơi trợ sức cho nữ trí thức

06/03/2015 - 07:32

PNO - PN - Nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, báo Phụ Nữ có cuộc trao đổi với PGS-TS Trương Thị Hiền - nguyên Giám đốc Học viện Cán bộ TP.HCM, Chủ tịch Hội Nữ trí thức TP.HCM về những công việc của Hội.

edf40wrjww2tblPage:Content

Gia dinh - noi tro suc cho nu tri thuc

* PV: Thưa bà, kể từ sau đại hội (tháng 10/2014) đến nay, Hội nữ tri thức TP.HCM đã có những hoạt động nào?

PGS-TS Trương Thị Hiền: Ngay sau đại hội, chúng tôi bắt tay xây dựng quỹ Hội, phát triển hội viên, thành lập các chi hội trực thuộc. Thời gian hơn bốn tháng chỉ đủ kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự, xây dựng quy chế hoạt động... Tính đến nay đã hình thành chín chi hội với gần 100 hội viên, tăng 15% so với thời điểm diễn ra đại hội.

* Xin bà cho biết vài hoạt động tạo điểm nhấn trong năm 2015?

- Cụ thể là tổ chức sự kiện tôn vinh trí tuệ phụ nữ Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; tổ chức giao lưu nhân vật trong các tác phẩm ca ngợi truyền thống anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang; tổ chức hội thảo vai trò phụ nữ trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật; tổ chức giao lưu và tặng học bổng cho nữ sinh viên vượt khó, học giỏi... Các hoạt động sẽ diễn ra vào những dịp 30/4 - 1/5; 19/5; 19/8 - 2/9 và 20/10.

* Thực tế nhiều chị dù đã nghỉ hưu nhưng năng lực chuyên môn vẫn dồi dào; nhiệt tình đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, cho sự phát triển của đất nước... Hội Nữ trí thức TP.HCM đã có biện pháp gì để phát huy và tận dụng hiệu quả những tiềm năng này?

- Nhu cầu làm việc không ngừng nghỉ và học tập suốt đời là xu hướng tất yếu của xã hội phát triển. Từ năm 2013, tiền thân của tổ chức Hội là Câu lạc bộ Nữ trí thức đã triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Thực trạng năng lực chuyên môn và quản lý của nữ trí thức trong độ tuổi từ 56 đến 60 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh”. Khi đề tài được nghiệm thu vào cuối năm 2015, sẽ cung cấp thêm những thông tin và luận cứ khoa học về năng lực quản lý và lãnh đạo của nữ trí thức ở độ tuổi 56 - 60; qua đó, góp phần giúp cho nữ trí thức phát huy tốt hơn, đóng góp nhiều hơn.

Tổ chức Hội hiện nay cũng có trên 32% hội viên nữ trí thức đã qua tuổi 55, nhưng vẫn tiếp tục đảm đương nhiều việc. Ban chấp hành Hội đã thống nhất hình thành các nhóm chuyên đề: tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học; các hoạt động tuyên truyền trên trang tin điện tử; xây dựng quỹ học bổng hỗ trợ nữ sinh viên vượt khó, học giỏi; cùng các chương trình xây dựng, phát triển cộng đồng... nhằm phát huy năng lực chuyên môn của từng hội viên.

Gia dinh - noi tro suc cho nu tri thuc

Bà Trương Thị Hiền trong một buổi trao tặng nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách

* Hội Nữ trí thức sẽ có những đóng góp như thế nào để phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ tham gia thực hiện hiệu quả công tác cán bộ nữ?

- Công tác cán bộ nữ là nội dung quan trọng trong chiến lược cán bộ của Đảng. Hội sẽ tham gia đóng góp các dự thảo chủ trương, chính sách pháp luật; tham mưu cho Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố các hoạt động khảo sát, nghiên cứu, tọa đàm, hội thảo và đề xuất giải pháp thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phản biện và giám sát luật pháp, chính sách về bình đẳng giới,...

* Cuối năm 2014, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp thực hiện bình đẳng giới trong gia đình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, có nêu nhận định: “Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh phải gánh trên mình vai trò kép”. Xin cho biết suy nghĩ của bà?

- Hiện nay phụ nữ đang chịu nhiều áp lực khi phải phấn đấu để hài hòa tốt công việc gia đình và xã hội. Nữ trí thức lại đảm trách một nghề nghiệp đặc thù là lao động chất xám nên khó khăn, thách thức sẽ nhiều hơn, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Thiên chức của người phụ nữ là sinh con, chăm sóc, nuôi dạy con cái. Tổ chức tốt cuộc sống gia đình là niềm hạnh phúc và trách nhiệm vinh quang của các bà mẹ. Tuy nhiên, nữ trí thức lại thường gặp nhiều lực cản vì rất khó cân bằng giữa công việc bếp núc, chăm sóc con cái với đầu tư cho học tập, nghiên cứu. Để làm được điều đó, đòi hỏi nữ trí thức phải “tề gia nội trợ” giỏi, có khả năng động viên, khuyến khích chồng, con cùng tham gia chăm sóc gia đình để chia sẻ bớt gánh nặng, bởi gia đình chính là nơi trợ sức cho nữ trí thức.

* Xin cảm ơn bà.

NGHI ANH thực hiện

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI