Giã biệt hoang vu

22/03/2014 - 15:10

PNO - PN - Từng làm báo, có nhiều năm bám trụ ở Tây Nguyên và vùng Nam Trung bộ, nhà văn, nhà báo Nguyễn Hàng Tình đã có được một tác phẩm hay: Giã biệt hoang vu (NXB Hội Nhà Văn). Không phải ngẫu nhiên, tập sách này vừa được trao Giải...

edf40wrjww2tblPage:Content

Đây là cuốn sách ngồn ngộn các dữ kiện về những giá trị Tây Nguyên đang mất dần, tái hiện sinh động trên trang viết sự khốc liệt của đời sống. Anh viết: “Những cánh rừng ma cũng đang rỉ máu. Đang diễn ra sự phá cấu trúc an lành của xã hội vùng sơn cước”. Tại sao? Bởi nơi ấy, các chiêng, ché dành cho người đã khuất từ bao đời nay, vậy mà “đều bị những tay săn cổ vật “từ trên trời rơi xuống” cuỗm sạch” (tr.28). Rồi ngay cả “Thác trắng xóa như áo dài tiên nữ” cũng khô dòng bởi sự quy hoạch vô tội vạ của thủy điện.

Gia biet hoang vu

Theo anh, các tay nhân danh “nhà sưu tập” chính là những kẻ bòn rút dần các giá trị văn hóa còn sót lại: “Thì ra thủ thuật của họ là cà kê, tỉ tê, kiên trì, tỉ mẩn, cố thể hiện sự quan tâm nhỏ nhất của đồng bào. Cứ thế, họ rút dần những vật dụng đơn sơ đó” (tr.97). Vì lẽ đó, các tượng nhà mồ, thanh đao, dây nịt bằng vỏ cây, giỏ bắt cá… đã không còn. Anh hạ bút buồn bã: “Đồng bào làm đẹp cho người chết rồi quên, nhưng những kẻ cơ hội không tôn trọng thế giới tâm linh của cộng đồng khác thì chớp ngay cái quên để “nhớ”, để khai thác kiếm lợi” (tr.100).

Không những thế, các tay thợ săn man rợ cũng “làm thịt” luôn cả tê giác, động vật quý cũng tuyệt chủng dần… Lại nữa, những tay “nhiếp ảnh nghệ thuật” đã “săn đuổi” bà cụ già để biến thành “người mẫu” một cách lạnh lùng: “Không ai trong số những nghệ sĩ nhiếp ảnh trên biết rõ tên tuổi của bà, và cũng không thấy ai trò chuyện với bà, hay hỏi han về gia đình của bà. Họ đến bất ngờ và biến mất sau đấy như người ngoài hành tinh” (tr.19).

Anh cho biết, ngày xưa người Tây Nguyên đã dùng thổ cẩm làm vật trao đổi lấy muối, rìu, ché, thậm chí cả voi và cũng là một trong những tiêu chuẩn đầu tiên để các cô gái “bắt” chồng. Thế nhưng, nghề truyền thống này mai một dần bởi không có “đầu ra”. Tác giả hài hước: “Chờ cuộc chơi trình diễn năm khi mười họa của cô Minh Hạnh “cứu” thổ cẩm thì các nàng sơn cước này đã chết héo trước khi ngồi vào khung cửi” (tr.370). Đọc Giã biệt hoang vu, thấy nhà báo Đào Đức Tuấn đã nhận xét đúng: “Tác giả không viết văn mà văn cứ trào ra trang giấy”.

 LÊ VĂN NGHỆ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI