Ghana vật lộn với "cơn sóng thần" quần áo cũ

07/02/2024 - 14:02

PNO - Theo Liên hợp quốc, thời trang là ngành đứng thứ 2 về mức độ gây ô nhiễm môi trường, chỉ đứng sau dầu mỏ và chiếm từ 8 - 10% lượng khí carbon phát thải, nhiều hơn lượng phát thải từ máy bay và tàu thủy cộng lại.

 

Vào một ngày đầu năm 2024, Nii Armah và đội đánh cá gồm 30 người của ông phải mất hàng giờ mới kéo được những mẻ lưới nặng nề của họ vào bờ trên bãi biển Korle-Gonno nhộn nhịp ở thủ đô Accra của Ghana. Cuối cùng, sản phẩm đánh bắt của họ cũng xuất hiện - ngoài những con cá nhồng khổng lồ là một đống quần áo bỏ đi.
Vào một ngày đầu năm 2024, Nii Armah và đội đánh cá gồm 30 người của ông đã mất hàng giờ mới kéo được những mẻ lưới nặng nề vào bờ biển Korle-Gonno ở thủ đô Accra của Ghana. Cuối cùng, sản phẩm đánh bắt của họ cũng xuất hiện - ngoài những con cá nhồng khổng lồ có một đống rác quần áo.
Là ngư dân đánh cá hơn 30 năm, Nii Armah nói rằng nơi lưới từng đầy cá. Nhưng giờ đây, dưới đại dương là hàng tấn quần áo được ném xuống từ chợ Kantamanto gần đó. Kantamanto một trong những chợ đồ cũ lớn nhất thế giới. “Dưới đái biển nơi chúng tôi ở giờ đây toàn là quần áo. Lũ cá đang trôi đi... và nguồn sống của chúng tôi cũng cạn dần - Armah nói.
Là ngư dân đánh cá hơn 30 năm, Nii Armah nói rằng dưới đại dương bây giờ có hàng tấn quần áo được ném xuống từ khu chợ Kantamanto gần đó. Kantamanto một trong những chợ đồ cũ lớn nhất thế giới. “Dưới đáy biển giờ đây toàn rác quần áo. Lũ cá đang rời xa và nguồn sống của chúng tôi cũng cạn dần" - Armah nói.
Chợ Kantamanto rất rộng lớn, nằm ở trung tâm khu thương mại của Accra và các quầy hàng ở đây chủ yếu bán quần áo và giày dép đã qua sử dụng từ phương Tây và Trung Quốc.  Theo nhóm môi trường OR Foundation, các thương nhân của nước này nhập khẩu một con số hàng thời trang đáng kinh ngạc là 15 triệu sản phẩm mỗi tuần. Nhưng cuối cùng khỏang 40% trong số đó thành rác thải, được đổ vào các bãi chôn lấp và thường bị trôi ra biển, gây ra cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng và gây hại cho môi trường.
Chợ Kantamanto rất rộng và các quầy hàng ở đây chủ yếu bán quần áo, giày dép đã qua sử dụng. Theo nhóm môi trường OR Foundation, các thương nhân đã nhập khẩu một lượng hàng thời trang đáng kinh ngạc: 15 triệu sản phẩm mỗi tuần. Song cuối cùng 40% số đó chuyển thành rác thải, được đổ vào các bãi chôn lấp và trôi ra biển, gây khủng hoảng môi trường.
Theo thống kê, Ghana đã trở thành nước nhập khẩu quần áo đã qua sử dụng lớn nhất thế giới vào năm 2021, với hàng may mặc trị giá 214 triệu USD chủ yếu được vận chuyển từ Trung Quốc, Vương quốc Anh và Canada.
Theo thống kê, Ghana trở thành nước nhập khẩu quần áo đã qua sử dụng lớn nhất thế giới vào năm 2021. Số quần áo cũ chủ yếu được vận chuyển từ Trung Quốc, Vương quốc Anh, Canada.
Mặc dù theo một số ước tính, ngành công nghiệp này đã tạo ra tới 30.000 việc làm, nhưng các tổ chức phi chính phủ địa phương cho biết đây là cái giá phải trả với tình trạng khẩn cấp về môi trường và xã hội. Quần áo t bị vứt bừa bãi và mọi việc xử lý vẫn không thể giải quyết hết được, Justice Adoboe thuộc Mạng lưới xử lý Nước và Vệ sinh Ghana nói cho biết.  “Khi trời mưa, nước lũ cuốn theo quần áo cũ và đổ xuống cống, chảy vào dòng nước của chúng tôi và bắt đầu tàn phá đời sống môi trường, thiên nhiên - ông nói thêm.
Theo ước tính, ngành công nghiệp này đã tạo ra tới 30.000 việc làm, nhưng các tổ chức phi chính phủ địa phương cho rằng đây là cái giá phải trả về môi trường và xã hội. Quần áo bị vứt bừa bãi và việc xử lý không thể giải quyết hết được", Justice Adoboe thuộc Mạng lưới xử lý Nước và Vệ sinh Ghana nói. “Khi trời mưa, nước lũ cuốn theo quần áo cũ xuống cống và bắt đầu tàn phá môi trường, thiên nhiên" - ông cho biết thêm.
Theo đại diện chính quyền Thành phố Accra cho biết, thành phố đã chi khoảng 500.000 USD mỗi năm để thu thập và xử lý những món đồ thải ra từ chợ Kantamanto. Nhưng nó chỉ có thể xử lý khoảng 70% chất thải của thị trường. Theo Or Foundation, phần còn lại sẽ bị đốt ở gần đó, gây ô nhiễm không khí hoặc trôi ra biển. Thậm chí, ở nhiều bãi biển tại nước này. Cát không còn được nhìn thấy mà thay vào đó là những đống vải và nhựa bỏ đi có nơi cao hơn 1,5m và kéo dài hơn 7 km.  Trung bình cứ 3 mét lại có một bãi rác quần á dài hàng chục mét chứa hàng nghìn món đồ -Ganyo Kwabla Malik, giám đốc Nhà máy Tái chế và Phân trộn Accra cho biết.
Theo đại diện chính quyền thành phố Accra, thành phố đã chi khoảng 500.000 USD mỗi năm để thu thập và xử lý những món đồ thải ra từ chợ Kantamanto, nhưng chỉ có thể xử lý khoảng 70%, phần còn lại thường được đốt ở gần đó, gây ô nhiễm không khí hoặc trôi ra biển. 
Thậm chí, ở nhiều bãi biển tại nước này. Cát không còn được nhìn thấy mà thay vào đó là những đống vải và nhựa bỏ đi có nơi cao hơn 1,5m và kéo dài hơn 7 km. Trung bình cứ 3 mét lại có một bãi rác quần á dài hàng chục mét chứa hàng nghìn món đồ -Ganyo Kwabla Malik, giám đốc Nhà máy Tái chế và Phân trộn Accra cho biết.
Tại nhiều bãi biển, những đống rác vải và nhựa có khi cao hơn 1,5m và kéo dài hơn 7 km. "Trung bình cứ 3m lại có một bãi rác quần áo dài hàng chục mét, chứa hàng nghìn món đồ" - Ganyo Kwabla Malik, giám đốc Nhà máy Tái chế và Phân trộn Accra cho biết.
Các quan chức thành phố Accra ước tính rằng một bãi rác mới có thể tiêu tốn khoảng 250 triệu USD để giải quyết những thiệt hại về môi trường. Nhưng bất chấp lời kêu gọi và phản đối, những bãi rác thời trang cứ tiếp tục nổi lên tại đất nước này.    “Chúng tôi đang cầu xin chính quyền làm điều gì đó về vấn đề này. Biển là tất cả những gì chúng ta có - ngư dân Armah khẩn thiết.
Các quan chức thành phố Accra ước tính, một bãi rác mới có thể tiêu tốn khoảng 250 triệu USD cho khâu xử lý, giải quyết. Nhưng bất chấp lời kêu gọi và phản đối, những bãi rác thời trang cứ tiếp tục xuất hiện. “Chúng tôi đang cầu xin chính quyền làm gì đó. Phải bảo vệ biển như bảo vệ chính mình" - ngư dân Armah khẩn thiết.

Trọng Trí (theo Daily Mail, Independent)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI