Gập ghềnh “Việt kiều” du học

12/09/2013 - 15:10

PNO - PN - Trở lại Khánh An, xã ven biên của huyện đầu nguồn An Phú (An Giang) dịp khai giảng năm học 2013-2014, chúng tôi không khỏi xót xa trước hành trình vượt biên giới để học tiếng mẹ đẻ của hơn 1.000 trẻ em Việt đang sống bên kia...

edf40wrjww2tblPage:Content

Gap ghenh “Viet kieu” du hoc

Cậu học trò nhỏ này đang "dán" mắt vào bữa trưa của bạn...

Tại Trường tiểu học A Khánh An, nơi có 355 trong tổng số trên 1.200 học sinh (HS) từ bên kia biên giới sang học từ khối mầm non đến THCS trong toàn huyện An Phú, vào giờ tan học buổi sáng, chúng tôi đã không cầm được nước mắt trước nỗi gian truân mà các cháu ở tuổi “như búp trên cành” phải đánh đổi để có được con chữ. Hầu hết “du HS” trong huyện là con em của hơn 2.000 hộ người Việt với trên 12.000 nhân khẩu đang sinh sống tại xã Pẹc-chậy (huyện Cỏ-thum, tỉnh Kan-đan, Vương quốc Campuchia). Lũ về, đường sá ngập sâu, các em phải đi đò đến trường, nơi xa nhất lên đến 7-8km. Năm nay, tiền đò chỉ tăng thêm 1.500đ/em (cả đi-về) nhưng điều này không chỉ làm giảm (tạm thời) vài mươi phần trăm lượng HS sang học như lời của anh Huỳnh Văn Dừng, chủ phương tiện đưa rước “du HS”, mà còn khiến nhiều em bị rơi vào cảnh thiếu bữa ăn trưa…

Tình cờ, tôi bắt gặp hình ảnh Nguyễn Văn Sơn, HS lớp 4, đang “dán” đôi mắt thèm thuồng vào hộp cơm trưa của bạn. Sơn không phải là trường hợp cá biệt. Bà Huỳnh Thị Thanh Hương, người nhiều năm bán quà vặt tại cổng trường chia sẻ: “Hổm rày, có nhiều học trò không kịp mang cơm theo ăn nên tới giờ giải lao phải mượn xe đạp để chạy lên bến đò đón cơm cha mẹ gửi qua, có em phải quay về tay không…”. Nhiều HS phải nhịn bữa trưa, dù giá tô mì và cơm đĩa ở đây chỉ 4.000-5.000đ.

Gap ghenh “Viet kieu” du hoc

Hộp nhựa đựng cơm nguội, vật không thể thiếu trong hành trang của “du học sinh”

Thật ra, không phải phụ huynh ít quan tâm đến chuyện học hành của con em, mà do cuộc sống của phần lớn người Việt bên kia biên giới đang gặp khó. Ông Đặng Văn Dễ, ngụ khu vực Vàm Mương Vú (xã Pẹc-chậy), người trên 40 năm gắn bó với nghề đánh bắt cá mùa lũ, xác nhận: “Năm nay mùa cá, tôm thất bát. Thường niên, lũ về, mỗi ngày tôi đặt 50 cái lợp tôm là kiếm hai, ba, thậm chí là 5-7kg tôm càng xanh. Nhưng nay, nhiều hôm chẳng được con nào”.

Ông Nguyễn Văn Lợi, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh An, cho biết: “Phần lớn người Việt ở Pẹc-chậy sống bằng nghề nông, nhưng lại không có đất sản xuất. Mùa khô thì thuê đất trồng trọt, mùa nước thì giăng câu bắt ốc, cuộc sống rất bấp bênh. Năm nay, nước lũ thấp, nguồn thủy sản sụt giảm, cuộc sống càng thêm khó”. Tình hình này cũng gia tăng áp lực cho nhà trường trong việc duy trì sĩ số HS. Nguy cơ bỏ học trong những năm gần đây đã lên ngưỡng báo động đỏ. Số liệu thống kê tại Trường tiểu học B Khánh An cho thấy, trong 5 năm, tỷ lệ HS “rơi rụng” từ lớp đầu cấp đến lớp cuối cấp lên đến trên 36% (76/120). Con đường học chữ vốn khúc khuỷu này lại còn đang có khả năng bị thu hẹp hơn bởi sự cứng nhắc trong vận dụng chính sách pháp luật.

“Trước đây địa phương “vận dụng” cho các cháu là con em người Việt bên kia biên giới được “gửi” vào hộ khẩu của gia đình thân nhân bên này để các em hợp lý hóa việc học chữ. Tuy nhiên, ngành chức năng đã chấn chỉnh lại cách làm này”, ông Nguyễn Văn Lợi âu lo: “Nếu không được “ké” hộ khẩu, dù có cố gắng vượt qua khó khăn cơm áo, gạo tiền, các em vẫn không thể học sau khi hết cấp I”. Theo ông Lợi, với trường hợp đặc thù như Khánh An, cần có cơ chế đặc thù để con em người Việt có điều kiện đi học.

Tùng Hương

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI