Chỉ còn khoảng một tuần nữa là sẽ diễn ra phiên toàn phán quyết cuối cùng về vụ kiện Philippines và Trung Quốc - ngày 12/7.
Mới đây, nguồn tin của báo Yomiuri Shimbun cho biết, chính phủ Nhật Bản đang phối hợp với các nước trong nhóm G7 để cùng đưa ra tuyên bố chung liên quan đến phán quyết về vụ kiện Biển Đông do Philippines khởi xướng.
|
Phiên điều trần kín tại PCA năm 2015 |
Theo các nguồn tin, dù phán quyết cuối cùng của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ngày 12/7 như thế nào, các nước G7 sẽ yêu cầu Bắc Kinh tuân thủ luật pháp quốc tế qua việc chứng tỏ tầm quan trọng của giải quyết tranh chấp bằng những công cụ pháp lý.
Ngoài ra, G7 cũng sẽ tiếp tục yêu cầu Trung Quốc đưa ra những giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra, nếu Trung Quốc vẫn cố tình phớt lờ phán quyết của Tòa và không chấp hành những yêu cầu của G7 đưa ra, thì liệu G7 có kêu gọi khối NATO "nhúng tay" vào Biển Đông để trừng trị Trung Quốc?
Được biết, trước đây NATO đã từng tuyên bố sẽ không tham gia tranh chấp quân sự ngoài khu vực, tuy nhiên khối này lo ngại sự mập mờ của Trung Quốc vậy nên liên minh quân sự gồm 28 nước chủ yếu là châu Âu và Bắc Mỹ này sẵn lòng ủng hộ các nước ở khu vực Biển Đông muốn phát triển khả năng quốc phòng, chia sẻ thông tin tình báo và cách thực hành tốt nhất về an ninh hàng hải.
Tướng Pavel nói rằng: “Tuy nhiên, chúng tôi có thể lập luận rằng trong thời đại toàn cầu và đan xen này, chúng ta phụ thuộc lớn vào tự do thương mại và sự thông quan của các tuyến đường biển. Vì vậy, những tuyến đường biển huyết mạch phải luôn luôn mở cho mọi quốc gia”
|
Tướng Pavel nói rằng NATO nghi ngại về sự mập mờ của Trung quốc |
“Ý kiến của chúng tôi là Trung Quốc phải làm minh bạch tuyên bố chủ quyền và ý đồ của mình ở Biển Đông. Chúng tôi không rõ Trung Quốc muốn đi đến đâu và bản chất các tuyên bố chủ quyền của họ là gì. Điều đó dĩ nhiên làm chúng tôi quan ngại”.
Giả sử đặt ra, nếu tranh chấp quân sự bùng bổ thì liệu NATO có đủ sức để "đánh chìm" Trung Quốc trên biển Đông?
Nếu nới về sức mạn vũ khí, Trung Quốc và NATO hiện đều sở hữu những "quái chiến" hàng đầu thế giới.
Nếu như NATO có 5 vũ khí hủy diệt:
1. Tiêm kích F-16
Tiêm kích đa năng F-16 do Mỹ sản xuất. Hiện mẫu tiêm kích này có mặt trong thành phần trang bị của rất nhiều nước thành viên NATO gồm Bỉ, Đan Mạch, Hy Lạp, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha…
Một chiếc F-16 của Ba Lan từng bắn hạ MiG-29 của Serbia ở khu vực Balkan. Nhiều tiêm kích F-16 của Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch, Na Uy cũng từng tham gia chiến dịch ném bom các mục tiêu ở Balkan, Afghanistan và Libya.
2. Panzerhaubitze 2000
PZH-2000 là sản phẩm của tập đoàn Krauss Maffei Wegmann, Đức. Đây là một trong những lựu pháo tự hành hiện đại nhất thế giới. Hiện tại, loại pháo này đang phục vụ cho các quân đội Đức, Hy Lạp, Italy và Hà Lan.
Điểm nổi bật của PZH-2000 là khả năng bắn loạt 3 viên trong 9 giây ở các quỹ đạo khác nhau và chạm mục tiêu cùng lúc.
3. Tàu ngầm Type-212
Type-212 là loại tàu ngầm phi hạt nhân tiên tiến nhất trong khối NATO. Tàu có lượng giãn nước khi nổi khoảng 1.450 tấn, thủy thủ đoàn 30 người. Dù kích thước nhỏ gọn, Type-212 có phạm vi tuần tra lên tới 15.000 km trên mặt nước hoặc 780-3.000 km khi lặn tùy vào tốc độ, có thể hoạt động được 3 tuần liên tiếp.
4. Súng trường tấn công C7A1
Colt Canada là một chi nhánh của tập đoàn Colt, Mỹ, chuyên sản xuất các loại vũ khí bộ binh dựa trên súng trường M16. C71A1 có tốc độ bắn từ 750-950 viên/phút. Súng có thể sử dụng hộp tiếp đạn 30 viên tiêu chuẩn NATO.
5. Súng máy FN MAG
FN MAG là sản phẩm do tập đoàn Fabrique Nationale (FN), Bỉ, chế tạo và đưa vào sử dụng từ những năm 1950. Dù đã trải qua gần 70 năm sử dụng nhưng FN MAG vẫn là một vũ khí hiệu quả, tốc độ bắn từ 650-950 viên/phút.
Thì Trung Quốc cũng sở hữu top 5 vũ khí nguye hiểm nhất thế giới:
1. Vũ khí siêu thanh WU-14
Một vũ khí có tốc độ siêu vượt âm cho phép Trung Quốc nhanh chóng tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ rộng lớn. Vũ khí như vậy bắn đi từ phía Tây Trung Quốc có thể vươn đến Moscow chỉ trong vòng 20 phút.
2. Tên lửa hành trình DF-10
DF-10 được cho là có tính năng tương tự Tomahawk của Mỹ. DF-10 có tầm bắn 1.500 km với đầu đạn nặng 500 kg, bán kính lệch mục tiêu khoảng 10 mét.
3. Tiêm kích tàng hình J-20
J-20 - máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 đầu tiên của Trung Quốc đang trong quá trình phát triển. Máy bay có 2 khoang vũ khí lớn, có thể mang theo tên lửa không đối không hoặc không đối đất.
4. Hệ thống phòng không tầm xa S-400
Radar của hệ thống có khả năng theo dõi 100 mục tiêu và tấn công 12 mục tiêu cùng lúc. Mỗi tiểu đoàn S-400 gồm: 1 xe chỉ huy, hệ thống radar và 12 xe mang phóng tự hành với 4 đạn tên lửa mỗi xe. Về mặt lý thuyết, 6 tiểu đoàn S-400 bao phủ được một khu vực có chiều dài tới 2.400 km.
5. Tàu đổ bộ trực thăng lớp Ngọc Chiêu
Type 071 có lượng giãn nước toàn tải 20.000 tấn, nó chở theo được 400 - 800 lính thủy quân lục chiến, 18 xe bọc thép, 4 tàu đổ bộ khí đệm Type 726. Boong tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 4 trực thăng Z-8.
Về ngân sách quốc phòng, NATO đang mạnh tay tăng ngân sách quốc phòng sau nhiều năm cắt giảm. Các nhà lãnh đạo 27 nước thành viên NATO đã đạt được thỏa thuận sẽ chuyển từ xu hướng cắt giảm sang tăng ngân sách quốc phòng, với mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng trong thập kỷ tới.
|
NATO sẽ chi 2% GDP cho quốc phòng trong thập kỷ tới. |
Như vậy, có thể thấy NATO đã không tiếc tay chi mạnh cho quân sự trong thời điểm căng thẳng leo thang như thế này. Nền quốc phòng mạnh mẽ của NATO sẽ giống như "hổ thêm cánh".
Phía Trung Quốc, Chính phủ nước này thông báo nước này sẽ tăng 7,6% chi tiêu quân sự so với năm ngoái, lên tới 146 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên trong 6 năm Trung Quốc tăng chi tiêu quân sự chỉ một chữ số. Kể từ năm 1989, ngân sách quốc phòng Trung Quốc đã tăng hai chữ số mỗi năm. Con số khiêm tốn năm nay là điều gây bất ngờ, khi quân đội Trung Quốc đang trải qua cuộc tái tổ chức lịch sử.
|
Chính phủ nước này thông báo nước này sẽ tăng 7,6% chi tiêu quân sự so với năm ngoái |
Cho dù ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm nay có giảm đi so với mọi năm nhưng đây vẫn là một con số khiến NATO cần phải dè chừng và sau cuộc cải tổ hứa hẹn sẽ đem lại một nền quân sự Trung Quốc đáng nể hơn nữa.
Thiên An