Gần 18 năm đi mót cá, xây nhà và nuôi con ăn học

05/05/2016 - 11:35

PNO - “Mỗi ngày hôi được khoảng dăm ba cân cá, kiếm được khoảng 100 nghìn, cô dành một nửa để mua thức ăn, còn lại để tiết kiệm”.

Cái “nghề” ... hôi cá

Hằng ngày, cứ vào giờ các bè cá cập bến, cô Tuyết lại đạp chiếc xe đạp nam cà tàng, đã gỉ sét của mình ra ngoài bờ biển để làm công việc mà đối với cô đó là nghề - hôi cá ở một đoạn bờ biển Sầm Sơn, thuộc địa phận xã Quảng Vinh, Sầm Sơn, Thanh Hoá.

Đó là cái nghề giúp cô nuôi sống bản thân và đứa con trai trong suốt gần 18 năm qua và cũng là kế sinh nhai chủ yếu giúp cô lo cho cả em gái bệnh tật cùng cháu trai mới học lớp 8 của mình trong 4 năm nay.

Gan 18 nam di mot ca, xay nha va nuoi con an hoc

Gan 18 nam di mot ca, xay nha va nuoi con an hoc
Những hôm trời nắng to, bệnh cũ có thể tái phát, cô thường không đi ra xin cá được. Nhưng trời rét thì thế nào cô cũng vẫn đi.

Đồ nghề của cô là vài chiếc rổ nan lớn nhỏ, một chiếc làn và một chiếc túi nilon để đựng cá mỗi khi xin, hoặc nhặt nhạnh được. Trời nắng, cô đội một chiếc nón lá đã ngả màu tro, và mặc chiếc áo đồng phục trường cũ kỹ của con trai để tránh nắng.

Đến nơi, cô để chiếc xe đạp “nằm ngửa” trên bờ bởi vì chiếc xe không có chân chống để chạy vội tới chỗ người ta đang kéo cá lên. Cô trông nhỏ thó, khuôn mặt đen sạm một phần vì nắng, vì gió và một phần vì căn bệnh cảm thương hàn biến chứng vẫn cứ dai dẳng bám theo cô.

Lúc thì cô phụ giúp kéo lưới lên cùng những ngư dân khác, có lúc nhặt rác, làm sạch cá cùng với họ ở trên bờ. Cô nhặt những con cá rơi vãi ra bên ngoài lưới sau mỗi lượt sang lưới, đổi sọt đựng cá của chủ lưới. Cô cũng nhặt lại cả những con cá họ không chọn để mang về nuôi đàn gà, nuôi mấy con chó nạc để bán.

- “Đi ra...”

Thỉnh thoảng lại nghe tiếng quát như thế của những người chủ lưới khi thấy những người đi hôi cá ở xung quanh. Tiếng quát có thể khiến người khác, đặc biệt là những người mới nghe thót tim, giật mình. Nhưng cô vẫn bảo, họ chỉ quát thế thôi, nhưng rồi họ vẫn để cho cô nhặt nhạnh, có khi còn gọi cô lại để cho cô cá nữa.

Gan 18 nam di mot ca, xay nha va nuoi con an hoc

Gan 18 nam di mot ca, xay nha va nuoi con an hoc
Cô Tuyết tranh thủ nhặt nhạnh những con cá nhỏ còn sót lại trên lưới. Loại cá đánh lên được hôm nay chỉ có giá 25 nghìn đồng/1kg

“Mỗi ngày hôi được khoảng dăm ba cân cá, kiếm được khoảng 100 nghìn, cô dành một nửa để mua thức ăn, còn lại để tiết kiệm tiền ăn học cho con trai và đứa cháu trai, con của em gái cô; rồi tiền thuốc men cho cả hai chị em cô nữa”, cô Tuyết chia sẻ.

“Dùng một nửa, để dành một nửa”

Cô Tuyết, 55 tuổi, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Tuyết, ở thôn 1, xã Quảng Vinh, Sầm Sơn, Thanh Hoá. Cô có một đứa con trai ngoài giá thú và chỉ ở vậy để nuôi con.

Dã gần 18 năm kể từ sau trận ốm cảm thương hàn biến chứng sau sinh, cô sống chung với di chứng của bệnh và chỉ còn trông chờ vào số cá xin được mỗi ngày để lo cho gia đình của hai chị em gái nhà cô cùng với những đứa con của mình.

Gan 18 nam di mot ca, xay nha va nuoi con an hoc
Cô Nguyễn Thị Sinh, em gái cô Tuyết bị mất sức lao động, chỉ có thể ở nhà và cố gắng chăm lo công việc nhà thay chị gái

Cô Sinh là em gái kém cô 6 tuổi, mang trong mình nhiều loại bệnh: thận hư, u nang buồng trứng, khớp, đục thuỷ tinh thể, hiện tại cũng chỉ biết sống nhờ chị gái do sức khoẻ suy yếu. Mỗi tháng, cô phải dành 800 nghìn đến 1 triệu cho tiền thuốc, điều trị bệnh của em gái, đó là chưa kể tới tiền học phí, sách vở, quần áo cho con trai và đứa cháu.

Gan 18 nam di mot ca, xay nha va nuoi con an hoc
Hai chị em cô, một người như “tiền tuyến”, bươn trải xin cá, bán cá, kiếm tiền còn một người như “hậu phương”, chăm lo công việc nhà.

“Dùng một nửa, để dành một nửa” chính là “chiến lược” kinh tế cho gia đình của cô. Cùng với 3 triệu vay vốn được từ ngân hàng, cô dùng một phần tiền tiết kiệm để mua giống gà, mua chó để làm kinh tế.

Căn nhà hiện tại được xây từ năm 2006 với kinh phí 50 triệu đều từ những khoản tiền chắt chiu, dành dụm từ số tiền bán cá, bán gà, bán chó mà cô nuôi được.

Mỗi ngày đi về, cô để dành một phần cá xin được để nấu thức ăn cho gà. Hiện nay, đàn gà nhà cô có khoảng 100 con lớn nhỏ và chưa kể đến những lứa gà sắp xuất xuống từ ổ ấp, mỗi ổ có khoảng 15-17 gà con.

"Chị ấy khéo tay lắm! Lúc thấy mấy con chó ăn nhiều cá sống, bị nôn mửa, chị ấy đi lấy thuốc và cho uống liền để chữa cho chúng", cô Sinh chia sẻ.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI