G-20 nóng lên vấn đề Syria

06/09/2013 - 07:23

PNO - PNO – Bóng đen cuộc chiến Syria, bên cạnh các vấn đề kinh tế toàn cầu, đã làm nóng Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Saint Petersburg (Nga), khi cả nước chủ nhà cũng như các thành viên hội nghị không né tránh vấn đề này. Đường...

edf40wrjww2tblPage:Content

G-20 nong len van de Syria

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) chào đón Tổng thống Mỹ Barack Obama trước khi khai mạc Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Saint Petersburg - Ảnh: AFP

Khi những căng thẳng liên quan đến vấn đề Syria đe dọa phá hỏng chương trình nghị sự G-20, ông Putin đã thông báo vào phút cuối với những người tham dự rằng mọi người sẽ trao đổi về quan điểm của mình trong bữa ăn tối.

Nga là nước dẫn đầu “trào lưu” phản đối hành động quân sự của Mỹ chống Tổng thống Syria Bashar al-Assad với cái cớ là cuộc tấn công hóa học ngày 21/8 ở ngoại ô Damascus. Tại New York, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc cáo buộc Nga “giữ con tin Hội đồng Bảo an LHQ”, trong khi Thủ tướng Anh David Cameron cho biết London đã có bằng chứng mới về việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria.

Trong một nỗ lực mới cho một giải pháp hòa bình Syria, LHQ thông báo rằng phái viên đặc biệt Lakhdar Brahimi đã đến Nga tham dự Hội nghị thượng đỉnh G-20 để thúc đẩy đàm phán hòa bình.

Trong khi đó, Nga cho biết Ngoại trưởng Walid Muallem của Syria cũng sẽ tới Moscow vào ngày 9/9 trong bối cảnh ông Obama đang tìm cách thuyết phục các nhà lập pháp Mỹ chấp thuận một hành động quân sự.

Không có thông tin nào về dạ tiệc kín do Tổng thống Putin tổ chức tại cung điện hoàng gia sang trọng Peterhof ở ngoại ô Saint Petersburg lọt ra ngoài.

Trước đó, hai tổng thống Putin và Obama đã tươi cười bắt tay nhau để các phóng viên chụp ảnh trước khi bước vào Hội nghị.

Các đồng minh của Syria “không hề xúc động” bởi thái độ của ông Obama, khi lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei của Iran gọi cáo buộc tấn công hóa học ngày 21/8 chỉ là cái cớ để Mỹ chống lại Syria và cam kết hỗ trợ Damascus "đến cùng".

G-20 nong len van de Syria

Các nhà lãnh đạo nhóm BRICS họp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 ngày 5/9 - Ảnh: RIA Novosti

Trong khi đó, Thủ tướng Anh Cameron nói với phóng viên BBC tại Hội nghị G-20 rằng một số mẫu lấy từ Damascus qua phòng thí nghiệm Porton Down ở Anh cho kết quả “dương tính với chất sarin".

Ngoài Nga, ông Obama còn phải thuyết phục một thành viên Hội đồng Bảo an LHQ có quyền phủ quyết khác là Trung Quốc, một nước đã bày tỏ "mối quan ngại nghiêm trọng" liên quan đến khả năng một hành động quân sự đơn phương” của Mỹ. "Chiến tranh không thể giải quyết vấn đề ở Syria”, phát ngôn viên của phái đoàn Trung Quốc Tần Cương nói với các phóng viên tại G-20.

Giáo hoàng Francis cũng góp thêm tiếng nói của mình vào một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng Syria, ông cảnh báo chống lại "sự theo đuổi giải pháp quân sự một cách vô ích”.

Thủ tướng Angela Merkel, một đồng minh của Mỹ, đã nhiều lần bác bỏ sự tham gia của Đức trong bất kỳ cuộc tấn công quân sự nào do Mỹ dẫn đầu chống lại chế độ Assad, trong khi Quốc hội Anh cũng đã bác bỏ ý tưởng này.

Trong một tuyên bố mới nhất Chủ tịch EU Herman van Rompuy tuyên bố cuộc tấn công hóa học ở Damascus là "một tội ác chống lại nhân loại", nhưng không có "giải pháp quân sự cho cuộc xung đột Syria".

Phái viên Brahimi của LHQ và Liên đoàn Ả-rập đã có mặt tại Hội nghị G-20 ở Saint Petersburg để giúp Tổng thư ký Ban Ki-moon thúc đẩy một hội nghị quốc tế về hòa bình ở Syria theo đề xuất ban đầu của Hoa Kỳ và Nga hồi tháng Năm.

"Cung cấp thêm vũ khí hơn cả hai bên không phải là câu trả lời, ở đây không có giải pháp quân sự ", ông Ban Ki-moon tuyên bố trước các nhà lãnh đạo G-20.

THIỆN ĐẠO (Theo BBC, CNN, RIA Novosti)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI