PV:- Quá trình xác định nguyên nhân cá chết được thực hiện như thế nào? Các nhà khoa học đã vào cuộc ra sao?
- Bộ trưởng Tài nguyên môi trường Trần Hồng Hà: Qua clip vừa rồi, xác định nguyên nhân đòi hỏi phải có chứng cứ bài bản, khoa học. Sự cố xảy ra diện rộng, phức tạp, nên phải tiến hành cẩn trọng, khách quan, chính xác…
Trước yêu cầu của Thủ tướng, yêu cầu chính đáng của dân, với sức ép rất lớn, chúng tôi xác định phải tiến hành có kế hoạch, tính toán đầy đủ, để có chứng cứ, không chỉ nêu nguyên nhân, mà chỉ rõ ai là thủ phạm.
Chúng tôi chia việc thành 3 nhóm: Thứ nhất, xác định nguyên nhân, hình dung được hiện tượng gì diễn ra, đi từ Hà Tĩnh về Huế.
Thứ hai, cơ chế gì xảy ra khiến hải sản chết? Nguyên nhân cá chết là do đâu?
Ở nhóm thứ nhất rất phức tạp. Chúng tôi đã phải tập hợp hơn 100 nhà khoa học về Hải Dương học, môi trường, lấy mẫu trầm tích đáy, phù du… Tiến hành xác định từ vệ tinh từ khi bắt đầu sự việc, hồi tố lại sự việc vì sự việc diễn ra trước khi ta biết. Nhiều nhà khoa học phải xuống biển lần theo dấu vết để lại.
|
Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu trước khi ban lãnh đạo Formosa xin lỗi. Ảnh: Võ Thành (Vnexpress) |
Đây là công việc rất vất vả, thậm chí là nguy hiểm. Có rất nhiều thí nghiệm phải thực hiện, trong đó có những thí nghiệm tìm kim loại nặng phải vài tuần mới có kết quả, thậm chí phải huy động các phòng thí nghiệm hiện đại ở nước ngoài tham gia. Thủ tướng cũng chỉ đạo các chứng cứ phải khoa học và thuyết phục nên các cơ quan lại phải tổ chức phản biện độc lập, trưng cầu giám định của các cơ quan độc lập nước ngoài. Từ đó đã xác định được hợp chất độc tố có trong nước biển là phenol xyanua kết hợp với Hidro ôxit sắt lấy đi toàn bộ ô xi trong nước biển ở những nơi nó đi qua. Dấu vết để lại trên mặt đáy biển.
Qua nghiên cứu khẳng định hợp chất, theo dòng hải lưu từ Hà Tĩnh đến Huế. Nó như tấm đệm, hấp thụ chất kim loại tiếp nếu có trong biển, nó chứa phenol, nó có nhu cầu oxy, lấy oxy và có độc tố nên gây ra cái chết cho hải sản. Vậy từ đâu ra? Chúng tôi đã rà soát hàng trăm cơ sở, tập trung vào 3 đối tượng: Formosa, điện Vũng Áng, khu công nghiệp Hà Tĩnh.
Qua kiểm toán năng lượng, hàng loạt vấn đề quản lý thử nghiệm lỏng lẻo tại Formosa, thiết kế và vận hành hệ thống xử lý nước thải không đảm bảo yêu cầu nên xác định chỉ lò luyện cốc phát thải phenol và xyanua. Đã có bằng chứng thuyết phục để nhà đầu tư chấp nhận nguồn thải từ lò luyện cốc Formosa.
PV:- Đề nghị Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết việc cấp phép xả thải với Formosa so với tiêu chuẩn VN, việc kiểm soát xả thải và trách nhiệm của Bộ với vụ việc ra sao?
- Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà: Về vấn đề cấp phép xả thải với trường hợp của Formosa có nguồn nước thải từ cảng, sinh hóa, từ trạm xử lý cốc. Đưa ra tiêu chuẩn 52 kiểm soát 12 thông số của gang thép. Các quy chuẩn, có quy chuẩn 40 với nước thải công nghiệp, có kiểm soát nhiều thông số hơn. Tiêu chuẩn 52 kiểm soát với nước thải công nghiệp gang thép, chỉ kiểm soát 12 thông số, yêu cầu thấp hơn.
Về quy chuẩn, ngay từ đầu chưa tiên lượng được ngành công nghiệp gang thép phải bao quát các thông số. Trong toàn bộ lưu lượng thải, nước thải bao gồm cả nước thải có dầu mỡ, tiêu chuẩn 52 không bao quát. Đúng ra phải áp dụng cả hai tiêu chuẩn.
Có thể nói ta chưa tiên liệu được các chất thải của Formosa. Cái cần giám sát nhất là từ luyện cốc, cần có hệ thống kiểm soát đạt các tiêu chuẩn 52 nhưng đang trong giai đoạn thử, do đó chưa cơ quan nào được gọi vào, khi họ nói tôi đã vận hành thì mới vào.
Đây là kẽ hở pháp luật. Ta chưa kiểm soát được, đáng ra phải đáp ứng tiêu chuẩn 52. Hệ thông quan trắc cũng chưa quan trắc được phenol, xyanua do pháp luật còn lỗ hổng, không có giám sát trong quá trình giám sát, thử nghiệm.
PV:- 500 triệu USD là số tiền rất lớn, xin hỏi, dựa trên cơ sở nào để tính toán, đưa ra mức bồi thường trên?
- Bộ trưởmg Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà: Đây là mức đưa ra dựa trên mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, môi trường. Còn những tổn thương lớn hơn đến tâm lý, nhưng chúng tôi thấy rằng không cần thiết là bao nhiêu mà yêu cầu Formosa chuyển đổi công nghệ, để không bao giờ xảy ra sự cố tương tự. Chúng tôi cũng sẽ tiến hành phục hồi môi trường đã bị ô nhiễm.
PV:- Ngày 23/4 Bộ Nông nghiệp công bố kết luận độc tố cực độc trong nước làm cá chết. Ngày 27/4, Bộ KH-CN nói cá chết do hiện tượng thuỷ triều đỏ. Vậy tại sao sau 3 tháng lại có kết luận khác như hiện nay? - Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ Chu Ngọc Anh: Đây là sự cố nghiêm trọng lần đầu tiên xảy ra ở Việt Nam. Thủ tướng đã phân công Bộ Khoa học Công nghệ phối hợp với Viện Hàn Lâm khoa học Công nghệ tìm nguyên nhân. Có thể khẳng định các nhà khoa học vào cuộc không kể ngày đêm. Tiếp cận nhiều phương pháp khác nhau, huy động mọi lực lượng, trong đó có cả nước ngoài. Có khó khăn trong xác định nguyên nhân, là tìm kiếm dấu vết ngay tại thực địa, đáy biển, phân tích, hồi tố điều kiện thực địa ban đầu. Với sự bổ sung của các nhà khoa học Mỹ, Israel, Nhật… đã đánh giá, kết luận với tính thuyết phục cao nhất được các nhà khoa học quóc tế công nhận. Kết quả hôm nay đã thể hiện nỗ lực của nhà khoa học, trình độ và năng lực của nhà khoa học trong xử lý các vấn để khoa học phức tạp. Có sự so sánh, năm 2004, tại Chiba của Nhật có sự cố môi trường nghiêm trọng, hơn 1 năm sau Hội đồng đánh giá của Nhật cùng với các chuyên gia hàng đầu mới kết luận được nguyên nhân, cũng do công ty sắt thép của Nhật xả nước thải chứa xyanua vào biển. PV:- Xin hỏi Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, ông nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng quá trình công bố nguyên nhân cá chết được cho là chậm so với bức xúc của dư luận? - Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn: Việc công bố hôm nay chứng tỏ Đảng, nhà nước chủ trương công khai minh bạch. Thủ tướng và các phó Thủ tướng đã tổ chức hàng chục cuộc họp về vấn đề này, đánh giá thiệt hại, giữ vững trật tự an toàn xã hội, xử lý nghiêm tổ chức sai phạm dù họ là ai. Công bố nguyên nhân là để giải quyết hậu quả. Việc điều tra nguyên nhân được tiến hành bởi các nhà khoa học, đối tượng là dữ kiện. Điều tra tìm thủ phạm là cơ quan điều tra, phối hợp nhà khoa học, phức tạp hơn, vì liên quan đến con người. Quá trình điều tra có sự phối hợp chặt chẽ của các nhà khoa học, các địa phương. Tôi nhấn mạnh kết quả trên là hoàn toàn khách quan, loại trừ toàn bộ sự can thiệp. Các cơ quan điều tra đã làm hết khả năng của mình. Dư luận trên mạng xã hội có phản ứng về sự chậm trễ, bức xúc đó là dễ hiểu, vì liên quan đến sự an lành của đất nước, đời sống của hàng vạn người dân nhưng phản ứng thái quá, có thế lực thù địch đã kích động gây mất trật tự công cộng. Chúng tôi tôn trọng bức xúc nhưng không chấp nhận lợi dụng bức xúc đó để chống phá Đảng, Nhà nước. Đến nay tôi khẳng định công bố hôm nay là kịp thời. PV:- Trong vụ việc này, VN có xử lý hình sự Formosa không? - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Các bạn biết, khi có thông tin sự cố hải sản chết hàng loạt, các lãnh đạo cao nhất đã có thái độ rõ ràng, quyết liệt chỉ đạo các cơ quan trong nước, yêu cầu có sự tham gia của các nhà khoa học nước ngoài. Trước hết yêu cầu có biện pháp khắc phục ổn định cuộc sống của ngư dân ven biển. Công bố sớm vùng hải sản đánh bắt an toàn. Dự báo vùng không an toàn để người dân lường tránh sử dụng sản phẩm không an toàn. Việc tìm ra thủ phạm vừa qua đã thể hiện thái độ cương quyết của Chính phủ. Thủ tướng đã khẳng định xử lý nghiêm không loại trừ tổ chức, cá nhân nào vi phạm. Nhưng như các bạn biết, VN đang tạo dựng hình ảnh môi trường đầu tư thân thiện, đang được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao về môi trường đầu tư. Vậy thì việc Formosa Hà Tĩnh đã nhận lỗi trước Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam và đưa ra 5 cam kết trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ, cam kết không tái diễn vi phạm tương tư. Việt Nam có câu: “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại”, như vậy nói rằng Chính phủ Việt Nam có thái độ rất rõ là xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật, nhưng cũng có chính sách khoan hồng, độ lượng để thấy rằng nhà đầu tư nước ngoài có vi phạm nhưng đã nhận lỗi trước nhân dân Việt Nam thì sẽ xem xét. Nếu nhà dầu tư cam kết thực hiện đúng pháp luật Việt Nam thì chúng ta cũng sẽ đảm bảo cho nhà đầu tư hoạt động có hiệu quả, đúng pháp luật. Việc nhận lỗi của Formosa Hà Tĩnh đã thể hiện thái độ trước việc vi phạm, nên việc đưa vụ án ra khởi tố hay không thì Chính phủ Việt Nam sẽ cân nhắc. Hy vọng nhân dân Việt Nam có thái độ khoan hồng, độ lượng, thể hiện sự cao thượng đối với Formosa. PV:- Công ty Formosa có nhiều tiền án về môi trường, nhưng tại sao chúng ta vẫn để lọt? Quy trình thu hút dự án đầu tư nước ngoài tới đây có gì thay đổi không? - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Đặng Huy Đông: Chúng tôi có thể cung cấp quá trình thẩm định Formosa. Tại thời điểm đó, quy trình đã được quy định trong nghị định 108 hướng dẫn Luật Đầu tư 2005. Việt Nam đã phân cấp cho UBND tỉnh, các bộ ngành. Chúng tôi nhận được văn bản của UBND Hà Tĩnh hỏi về việc đầu tư của Formosa. Chúng tôi đã góp ý về môi trường như sau: Phần đánh giá tác động môi trường còn sơ sài, biện pháp tác động khả năng xấu. Chúng tôi đã đề nghị chủ đầu tư đánh giá tác động môi trường trình theo quy định. Như vậy, chúng tôi đã cảnh báo. Chính sách đầu tư của Việt Nam, sau việc này, tôi khẳng định chính sách này là nhất quán, theo đúng pháp luật, cam kết quốc tế. Một sự kiện xảy ra là đáng tiếc, các cơ quan Chính phủ sẽ rút kinh nghiệm, coi đây là bài học, để đảm bảo thu hút đầu tư theo đúng quy định pháp luật. Chính sách của chúng ta trong thu hút đầu tư mới vừa được nêu trong nghị quyết 13 của Chính phủ đã nêu sẽ chủ trọng thu hút dự án là không đánh đổi môi trường lấy thu hút đầu tư bằng mọi giá. |