Festival Huế: Đã quá hoành tráng rồi!

19/04/2014 - 06:48

PNO - PN - Thời điểm này, Festival Huế đã đi vào hồi kết. Qua tám lần tổ chức, Huế đã chứng tỏ khả năng tổ chức lễ hội khá chuyên nghiệp, từ các chương trình mang tính đặc thù văn hóa diễn trong không gian cổ ở Đại Nội, cung An...

edf40wrjww2tblPage:Content

Không ai có thể phủ nhận, mỗi một lần tổ chức, sắc màu của đại tiệc văn hóa năm châu mà lễ hội này mang lại ngày càng đa dạng, hấp dẫn. Văn hóa truyền thống của Huế, văn hóa dân tộc và một số quốc gia có cơ hội phô diễn thật sự. Một thương hiệu “Festival Huế” đã được biết đến nhiều hơn, là thắng lợi của ngành du lịch và cũng là văn hóa Huế.

Tuy nhiên, chính sự hoành tráng, năm này lớn hơn năm trước, năm nào cũng "lớn nhất từ trước đến nay", khiến những ai tỉnh táo phải nhìn lại. Ông Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa thông tin Thừa Thiên - Huế, người có thâm niên hoạt động trong lĩnh vực văn hóa ở Huế, trước ngày khai mạc Festival lần thứ tám, đã cảnh báo: Festival Huế đang đi chệch hướng! Cơ sở để ông Hoa đưa ra nhận định này là chủ trương của Chính phủ từ năm 2007: Đến 2015 “Xây dựng thành phố Festival Huế mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế với đặc trưng của Việt Nam; xây dựng Huế thành thành phố du lịch trong mối gắn kết hài hòa với thành phố Festival. Thành phố Huế là động lực tăng trưởng kinh tế, góp phần đắc lực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” với sáu mục tiêu cụ thể: về văn hóa; kinh tế; xã hội; kết cấu hạ tầng đô thị và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động Festival và du lịch; phát triển nguồn nhân lực; quản lý, tổ chức Festival. Quyết định đó đi kèm với mười nhiệm vụ cụ thể.

Festival Hue: Da qua hoanh trang roi!

Để Huế trở thành đô thị của Festival, đâu chỉ là có nhiều đoàn nước ngoài tham dự là đủ

Muốn thành phố Huế trở thành trung tâm Festival trong khi chỉ còn hai năm thật khó khăn. Bởi, lễ hội không phải là tất cả. Cần những kế hoạch cụ thể để xây dựng, chứ không phải là số lượng đoàn, chương trình năm này nhiều hơn năm trước. Mô hình một thành phố Festival cần có không gian văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, giải trí đẳng cấp; bảo tàng, nhà văn hóa, trung tâm biểu diễn nghệ thuật xứng tầm để tổ chức sự kiện cấp quốc gia và quốc tế. Thực tế thiếu thốn của mười năm trước về các tiêu chí này, vẫn chưa được cải thiện là bao. Để đạt được mục tiêu trên, phải có “bộ não”, tức một trung tâm nghiên cứu văn hóa Huế lẫn di sản văn hóa Việt Nam tại Huế, nhưng chưa được triển khai; lực lượng đạo diễn, sáng tác, kỹ thuật biểu diễn, âm thanh, ánh sáng tại chỗ càng thiếu. Mỗi kỳ tổ chức, địa phương phải thuê chuyên gia nơi khác đến làm đạo diễn, tổng đạo diễn. Còn phía người dân, mới đây, khi trả lời trên Đài truyền hình Thừa Thiên - Huế, một nhà văn nói rằng, để có một thành phố Festival, thì mỗi người dân phải là một công dân Festival, từ nụ cười tiếng nói đến ứng xử có văn hóa, có nghệ thuật. Suy rộng ra và đặt câu hỏi: Festival Huế đã thực sự tạo cơ hội cho người dân trở thành chủ nhân của lễ hội chưa?

Để Huế trở thành đô thị của Festival, đâu chỉ là có nhiều đoàn nước ngoài tham dự là đủ

Trong buổi họp báo giữa kỳ Festival ngày 15/4, ông Ngô Hòa, Phó chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế khẳng định: Lễ hội đã chứng tỏ người dân là chủ lễ hội. Từ thực tế các chương trình biểu diễn tại thành phố qua mấy kỳ Festival, có thể thấy người dân và du khách, phần lớn chỉ làm khán giả, xem xong là về. Một thầy giáo ở ĐHSP Huế cho rằng, các đoàn nước ngoài đến thực ra là cơ hội tốt để họ thể hiện đặc trưng văn hóa của họ, để tham quan Huế, để quan sát người Huế làm lễ hội, thế thôi. Mình không học tập được gì ở họ và họ cũng vậy. Yếu tố dân gian mới thể hiện rõ đặc trưng văn hóa của dân tộc, các hoạt động ấy trong lễ hội không được tổ chức hấp dẫn, thậm chí là không đúng với truyền thống. Phục dựng một Huế xưa, rất Huế, một Huế truyền thống ư? Không tưởng, vì nó đã mất rất nhiều theo năm tháng và nếu làm được, thì không thể trong vài ba ngày lễ hội.

Tái hiện truyền thống không hề dễ, hơn nữa, những yếu tố văn hóa Huế có một đặc điểm không giống nơi khác là không đình đám. Huế là một đô thị không gào thét mà khá tinh tế, biểu hiện từ việc ăn mặc, ứng xử, lễ lạt, nếp ăn ở. Làm sao tổ chức để dân hào hứng với chính những gì họ đã có từ thuở mô tê, có trong cuộc sống hàng ngày, nhưng áo cơm khiến họ không có cơ hội thể hiện, không có dịp để nhìn lại những gì mình đã có sẵn trong máu thịt. Người xưa nói “tả tơi đi hội” vì khi đi hội, khách chính là chủ nhân. Bà Vittoria Cleaver, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Brazil tại Việt Nam, mới đây đã bày tỏ những tình cảm tốt đẹp khi nói về văn hóa Huế, nhưng theo bà, làm lễ hội phải thể hiện được đặc trưng, ví dụ ở Brazil, mỗi người dân là một vũ công Samba, hễ có lễ hội là họ xuống đường, nhìn họ nhảy là biết ngay dân Brazil. Vì thế, Festival Huế, khi đã quá hoành tráng rồi, thì chính quyền nên dừng lại, chuyển hướng, để chủ trương của Chính phủ được thực hiện đúng như kỳ vọng.

 Trung Việt

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI