EU - Mỹ ra đòn "triệt hạ" Nga, Nga tung "cao kế" để phản đòn khiến EU lao đao

02/07/2016 - 06:51

PNO - EU và Mỹ đã đánh đòn hiểm vào Nga nhằm triệt hạ nền kinh tế nước này, nhưng Nga lại có đòn phản kháng cao tay hơn đẩy EU vào thế "vô phương cứu chữa"

Theo Sputniknews, Đại diện thường trực của Nga tại Liên minh châu Âu (EU), ông Vladimir Chizhov ngày 29/6 cho rằng EU có thể sẽ không thay đổi lập trường đối với các biện pháp trừng phạt Nga sau khi Anh rời khỏi liên minh này.

Ông Vladimir Chizhov nói: "Không có bất kỳ hy vọng nào. Tôi không tin là quan điểm này sẽ thay đổi."

EU
Ông Vladimir Chizhov nói: "Không có bất kỳ hy vọng nào. Tôi không tin là quan điểm này sẽ thay đổi."

Trong khi đó cùng ngày, tuyên bố tại cuộc họp báo về kết quả cuộc họp của Hội đồng châu Âu tại Brussels, Thủ tướng Đức Angela Merkel giải thích việc EU gia hạn các biện pháp trừng phạt Nga có liên quan tới mức độ thực thi các thỏa thuận Minsk.

Kể từ năm 2014, Mỹ và EU đã áp đặt một số vòng trừng phạt nhằm vào các cá nhân và những lĩnh vực kinh tế chủ chốt của Nga liên quan đến việc Moskva sáp nhập Crimea và cuộc xung đột ở Ukraine.

Hãng Tass cũng dẫn tuyên bố của Phó Thư ký báo chí Nhà Trắng Eric Schultz cho biết Anh ra khỏi EU không ảnh hưởng đến các biện pháp trừng phạt Nga, các biện pháp trừng phạt sẽ vẫn được duy trì "cho đến khi Nga thực hiện thoả thuận Minsk".

"Theo quan điểm của chúng tôi, kết quả của cuộc trưng cầu ý dân về vấn đề Brexit ở Anh sẽ không có tác động đến việc gia hạn lệnh trừng phạt chống lại nước Nga", ông Eric Schultz nói.

Phó Thư ký báo chí Nhà Trắng  cho rằng, chủ đề này đã được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh của các cường quốc phương Tây (G7) mới đây tại Nhật Bản. Theo ông, Mỹ, EU và nhóm G7 đã phối hợp làm việc với nhau về việc tiến hành áp đặt lệnh trừng phạt cũng như kéo dài các biện pháp trừng phạt chống lại nước Nga kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine.

"Các lệnh trừng phạt sẽ được mở rộng, các quan chức Mỹ sẽ làm việc về điều này trong những tuần và tháng tới", ông nhấn mạnh.

Ông Schulz cũng nói rõ lập trường của Mỹ rằng các biện pháp trừng phạt sẽ vẫn được duy trì "cho đến khi Nga thực hiện thoả thuận Minsk" để giải quyết vấn đề Ukraine.

"Nhờ sự lãnh đạo quốc tế của Tổng thống Mỹ, Nga bị cô lập hơn bao giờ hết trong lịch sử" - ông nói, các biện pháp trừng phạt chống Nga khiến nền kinh tế nước này suy giảm 1/6. Tuy nhiên Nhà Trắng đã không viện dẫn được chứng cứ cho đánh giá này.

Rõ ràng không chỉ EU, Mỹ cũng muốn nhân cuộc khủng hoảng hậu Brexit đang gây ảnh hưởng xấu mạnh mẽ đến Nga sẽ  lợi dụng những mối quan hệ gần gũi với Nga tung đòn quyết định triệt hạ nền kinh tế của đối thủ lâu năm của EU cũng như nước Mỹ.

Tuy nhiên, "không ngồi yên chờ chết", ngay lập tức Nga cũng có hành động đáp trả mạnh mẽ với phía EU và Mỹ.

EU - My ra don
Nga tung đòn phản kháng khiền EU lao đao

Trước bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) kéo dài lệnh trừng phạt kinh tế với Nga đến hết tháng 1/2017 nhằm gây sức ép với Moscow về vấn đề Ukraine. Ngày 29/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh ra hạn lệnh cấm nhập khẩu các loại lương thực, thực phẩm từ các nước phương Tây đến hết năm 2017.

Vào thời buổi mà tăng trưởng kinh tế của EU đang ì ạch và giá lương thực liên tục giảm, những người nông dân châu Âu tất nhiên là những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi "đòn phản công" của ông Putin.

Theo dữ liệu mới nhất của Trung tâm Thương mại quốc tế, Ba Lan và Na Uy là hai quốc gia thiệt hại nặng nề nhất.

Ba Lan, nước xuất khẩu nhiều thực phẩm nhất sang EU (chủ yếu là trái cây), sẽ phải giải quyết đầu ra cho hơn 1,1 tỷ USD giá trị trái cây không còn được nhập khẩu vào Nga. Ngành thủy hải sản của Na Uy cũng đang cuống cuồng tìm kiếm những thị trường xuất khẩu mới khi mà Na Uy trước đây xuất khẩu hơn 1 tỷ USD giá trị thủy sản (chủ yếu là cá hồi) sang thị trường Nga.

Đòn phản công này của Nga có thể gây cho EU thiệt hại lên tới hàng trăm tỷ USD, điều này sẽ khiến EU không khỏi khốn đốn khi hậu Brexit đã đẩy EU vào cảnh rơi từ khủng hoảng này sang khủng hoảng khác.

Như vậy có thể thấy, EU và Mỹ đã đánh đòn hiểm vào Nga nhàm triệt hạ nền kinh tế nước này, nhưng Nga lại có đòn phản kháng cao tay hơn. Tuy nhiên, dù là bên nào cao kế hơn trong lần xung đột này thì rõ ràng cả hai bên đều tự chuốc cho mình những thiệt hại nặng nề về kinh tế.

Khánh Ly

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI