EU có thể bỏ rơi Ukraine, Kiev yếu ớt cầm cự

21/03/2016 - 09:27

PNO - Nga đẩy mạnh tiến trình xây cầu nối, phát triển Crimea và Ukraine vẫn chỉ có thể tung hỏa lực mồm khi Mỹ và liên quân chưa còn e dè Moscow.

Liên minh châu Âu lại đang gặp phải một mối lo ngày càng lớn từ vấn nạn người di cư khi đã lỡ ôm Ukraina, giờ EU bất đầu cảm thấy rặm bụng. Các quốc gia phương Tây đang tự đặt ra câu hỏi: liệu có nên bỏ rơi Ukraine hay không?

Trong khi đó, thời gian gần đây chính trường Ukraine liên tiếp xuất hiện thêm nhiều mâu thuẫn, bất đồng giữa chính phủ, quốc hội và người dân. Giới phân tích cho rằng, việc không được người dân ủng hộ và tình hình đất nước ngày càng trầm trọng đang trở thành mầm mống cho một cuộc đảo chính mới có thể sẽ xảy ra.

EU co the bo roi Ukraine, Kiev yeu ot cam cu
Ukraine đang đối mặt với khủng hoảng tị nạn.

Ông Mikhail Saakashvili, tỉnh trưởng tỉnh Odessa và là cựu Tổng thống Gruzia tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng ở Ukraine là chỉ mới bắt đầu và sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khó lường.

Dẫu tình hình rất bất lợi cho Ukraina và châu Âu, EU vẫn không thể nào trực tiếp đưa tay cứu giúp Ukraina do áp lực từ phía Nga. Hơn nữa, tình hình chiến sự tại Donbass có thể tạo thêm sức ép người di cư cho châu Âu trong khi phương Tây thực sự đã quá tải. Điều này cũng góp phần làm xáo trộn quá trình bầu cử và công cuộc cải cách đang diễn ra tại Ukraina.

Thêm vào đó, hôm 4/3 vừa qua, Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu Jean-Claude Juncker vừa mới đây đã thẳng thừng bác bỏ khả năng Ukraine được kết nạp làm thành viên của Liên minh Châu Âu, cũng như liên minh quân sự NATO trong vòng từ 20 đến 25 năm nữa.

Phát biểu tại một cuộc họp báo ở The Hague ngày hôm qua (3/3), ông Juncker tuyên bố: "Ukraine chắc chắn sẽ không thể trở thành một thành viên của Liên minh Châu Âu cũng như NATO trong vòng từ 20 đến 25 năm tới".

EU co the bo roi Ukraine, Kiev yeu ot cam cu
Ảnh đồ họa minh họa

Những phát biểu trên của ông Juncker được đưa ra ngay trước thềm cuộc trưng cầu dân ý mang tính tham khảo vào tháng Tư tới ở Hà Lan về thoả thuận hợp tác giữa Ukraine với Liên minh châu Âu.

Như vậy, cánh cửa của EU không hoàn toàn rộng mở với Ukraine như Kiev mong đợi bao lâu nay. Ukraine sẽ phải mỏi mòn chờ đợi để được trở thành một thành viên chính thức trong gia đình EU và NATO.

Trong khi đó, hôm 18/3 vừa qua, Tổng thống Putin đã dừng chân trên đảo Tuzla để đánh giá tiến độ xây dựng cây cầu đoạn bắc qua eo biển Kerch dẫn tới đảo Tuzla nối bán đảo Crimea với Nga; và có một cuộc họp nhanh bàn về vấn đề phát triển kinh tế xã hội của bán đảo Crimea và thành phố Sevastopol.

Ông chủ Điện Kremlin cho rằng, việc xây dựng cầu nên được hoàn thành vào tháng 12/2018 bởi đây là điều rất cần thiết cho kế hoạch thúc đẩy nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn của Crimea.

EU co the bo roi Ukraine, Kiev yeu ot cam cu
Ông Putin đặt chân đến Crimea vào ngày 18/3 vừa qua để kiểm tra tiến độ cây cầu.

Hồi đầu tháng 2 vừa qua, giới chức lãnh đạo Kiev tiếp tục tuyên bố Crimea là lãnh thổ không thể tách rời của đất nước Ukraine và họ sẽ không bao giờ từ bỏ ý định thu hồi bán đảo từ tay Nga, kể cả phải dùng tất cả các biện pháp chính trị, ngoại giao, kinh tế và có thể là cả quân sự.

Tuy nhiên, điều này là rất khó có thể xảy ra, bởi trong 2 năm kể từ khi Crimea về với Nga, lực lượng quân sự của nước này trên bán đảo đã có những thay đổi đáng kể, biến nó trở thành một tiền đồn vững chãi, không thể động chạm đến của nước này trên Biển Đen.

Cách đó một thời gian, Ukraine đã nhận được lời người dân sự hỗ trợ vũ khi từ quân đội Mỹ. Tuy nhiên đây chỉ là những loại vũ khí sát thương hoặc là "các món hàng thải vô ích".

Rõ ràng, hòa bình là điều mà hơn ai hết những người dân Ukraine ở miền Đông đang mong mỏi nhất. Song việc hòa bình và đòi lại Crimea và Donetsk, Lugansk có lẽ còn là ước mơ quá xa vời.

Mới đây, Ukraine đã thề đòi lại Crimea. Ngày 17/3, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong chuyến gặp Tổng thống Poroshenko đã tái khẳng định EU không công nhận việc Nga sáp nhập Crimea.

EU co the bo roi Ukraine, Kiev yeu ot cam cu
Một cậu bé Nga cầm cờ búa liềm tại một lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5 (2010) trên Hồng trường, Moscow (ảnh: AFP)

Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk ngày 5/3 cho rằng Ukraine cần một cuộc sống hòa bình và khôi phục kiểm soát đối với Donbass và Crimea.

Cũng theo ông Yatsenyuk, Kiev cũng cần khôi phục kiểm soát đối với Donetsk, Lugansk và giành lại Crimea, coi đây là “nhiệm vụ khôi phục sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”.

Tuy nhiên với sức mạnh quân sự hiện tại, đặc biệt là nền kinh tế của kiev lại đứng trước nguy cơ phá sản thì khó có thể làm gì được Moscow ngoài hỏa lực mồm. Bởi vậy nếu như không có sự can thiệp quân sự trực tiếp của Mỹ và liên quân thì Kiev với Nga chỉ như trứng chọi đá.

Yên Sở (tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI