Ebola giết chết 2.400 người khi vẫn chưa có thuốc đặc trị

13/09/2014 - 07:23

PNO - PNO - Sử dụng máu bệnh nhân Ebola đã bình phục để điều trị Ebola, một biện pháp được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo trong bối cảnh chưa có thuốc đặc trị cho căn bệnh tử thần này, có thể mang rủi ro. Đó là ý kiến...

edf40wrjww2tblPage:Content

Ebola giet chet 2.400 nguoi khi van chua co thuoc dac tri

Các nhân viên y tế Bệnh viện John Fitzgerald Kennedy ở Monrovia (Liberia) chiến đấu chống Ebola - Ảnh: AFP

Đến nay, Ebola đã giết chết hơn 2.400 người, tương đương một nửa số người nhiễm virus này ở các quốc gia Tây Phi Sierra Leone, Liberia, Guinea và Nigeria.

Thế giới chưa có thuốc Ebola đặc trị, cũng như chưa có vắc-xin để ngăn chặn nó. Trong khi các thử nghiệm đang được tiến hành để tăng tốc phương pháp điều trị cho các bệnh nhân, các chuyên gia y tế đã áp dụng phương sách huyết học. Ý tưởng của phương pháp này là những bệnh nhân Ebola đã bình phục sẽ sản sinh trong máu kháng thể chống virus Ebola, và các kháng thể bảo vệ này có thể được chuyển từ người này sang người khác.

Liệu pháp này đã được phát triển nhiều thập kỷ trước để điều trị bệnh dại, và có thể được cung cấp bởi các sản phẩm máu hoặc máu của người hoặc động vật. Ông Jeffrey Klausner, giáo sư y khoa tại Đại học California, Los Angeles (Mỹ) cho biết, kháng thể từ huyết thanh ngựa trước kia từng dùng có thể mang rủi ro nhiễm trùng.

Bác sĩ người Mỹ Rick Sacra, 51 tuổi, đã hai lần được truyền huyết tương từ Kent Brantly, 33 tuổi, một bác sĩ người Mỹ đã hồi phục hoàn toàn từ Ebola tháng trước, Trung tâm y tế Nebraska cho biết hôm 12/9. Brantlytrước đó đã được dùng thuốc Zmapp thử nghiệm, cũng như máu từ một cậu bé Liberia khỏi bệnh Ebola.

Sức khỏe của Sacra đang được cải thiện, nhưng các bác sĩ không chắc chắn đó có phải là nhờ nhận máu của Brantly, hay các loại thuốc thử nghiệm khác nhau Sacra đã dùng, hay chỉ đơn giản là nhờ sự chăm sóc của bệnh viện hiện đại.

Việc sử dụng truyền máu từ người đã bình phục sang cho bệnh nhân Ebola dường như là một lựa chọn chi phí thấp và nhanh chóng để đối phó với dịch ở các nước Tây Phi. Đầu tháng này, WHO đã triệu tập hội nghị của gần 200 chuyên gia y tế thế giới và hội nghị nhất trí áp dụng ngay phương pháp truyền máu chữa bệnh.

Nhưng trong thực tế, theo ông Francois Bricaire, cựu giám đốc các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới tại Bệnh viện Pitie Salpetriere ở Paris, phương pháp này có những rủi ro. "Trước hết, bạn phải chắc chắn rằng huyết thanh sử dụng là an toàn để tránh lây lan HIV hoặc viêm gan", ông nói. "Đây là một công nghệ phổ biến ở các nước phát triển, nhưng rất khó để đưa vào thực hiện ở châu Phi," ông khẳng định.

THANH HIỀN (Theo AFP, Reuters)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI