Chuyên đề: Người già, vẫn cần tương lai...

Đường vào viện dưỡng lão vẫn... xa vời

29/10/2020 - 10:11

PNO - Chúng tôi đến gặp Bùi Anh Trung - Giám đốc Viện dưỡng lão Bình Mỹ (H.Củ Chi, TP.HCM) khi ông vừa lo hậu sự cho mẹ. Mẹ ông từng là một thành viên tích cực của viện dưỡng lão. Vị giám đốc của viện dưỡng lão có giấy phép số 01 của TP.HCM này, đã dùng chính sự nghiệp mình sáng lập, để phụng dưỡng mẹ già.

Phóng viên: So với thời ông mới bước vào lĩnh vực dưỡng lão, cái nhìn của xã hội đối với mô hình này đã cởi mở hơn chưa?

Gần tròn tháng kể từ ngày Quốc tế người cao tuổi (1/10), những câu chuyện về người già vẫn được giở ra rồi xếp lại. Những người già cô quạnh, vẫn cô quạnh. Chuyện của người già có thể là chuyện của đạo hiếu gia đình, cũng có thể do vấn đề tiện nghi xã hội. Nhưng, rào cản lớn và dai dẳng nhất với hạnh phúc người già hầu hết đến từ những định kiến đang lặng lẽ tồn tại…

Giám đốc Bùi Anh Trung: Giải pháp tốt nhất cho người già vẫn là nhận được sự chăm sóc đúng cách của con cháu. Giải pháp thứ hai là gửi vào viện dưỡng lão. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều rào cản tâm lý trong việc gửi người già vào viện dưỡng lão. Trong khi đó, đây là nơi tiếp sức cho các gia đình, giải phóng sức lao động trong việc chăm sóc người già. Theo thực tế, có khoảng 10% người già được đưa vào viện dưỡng lão khá ức chế thời gian đầu vì chưa hiểu, chưa thích nghi. Trường hợp các con bất đồng thì viện sẵn sàng trả cụ về khi có người con khác đến rước.

* Dường như phần đông mọi người vẫn nghĩ ở nhà là tốt nhất, mà không cần biết điều kiện sống cho người già có được đảm bảo…

- Nhà chưa hẳn là môi trường lý tưởng nhất để chăm sóc người già. Dù sống chung nhà, người già vẫn có thể bị bỏ mặc. Hơn nữa, hiếm nhà riêng nào có đủ phương tiện hỗ trợ sự an toàn, thuận tiện cho việc tự sinh hoạt của người già. Sào phơi quần áo có thể quá cao, giường có thể thiếu thanh vịn... Con cái khó có thời gian chăm chút món ăn cho ngon mềm hay chuyện trò, tạo điều kiện cho người già đi giao lưu, sinh hoạt, thăm thú bạn bè.

Chưa kể, cha mẹ già đau bệnh càng khó tính, khó chiều. Văn hóa “ở nhà - ta là đại ca” nên người già dễ tự ý trong mọi việc ăn uống sinh hoạt, bất hợp tác với con cháu, bất cần chỉ định của bác sĩ. Không dễ thuê được người giúp việc đạt yêu cầu. Họ khó có thể có chuyên môn y khoa và nghiệp vụ để xử lý nghẹn, sặc...

Ở viện dưỡng lão có môi trường người già mà nhà giàu đến đâu cũng khó sánh được: chế độ dinh dưỡng được thiết kế theo tình trạng sức khỏe của từng cụ; có bộ phận y tế phát hiện xử lý biến động sức khỏe từng buổi sáng - chiều; có nhân viên nhẫn nại, pha trò đùa giỡn để cụ vui vẻ, hợp tác ăn uống, tập vật lý trị liệu, lau rửa vệ sinh, chăm sóc vết thương, vết loét. Đặc biệt viện dưỡng lão là môi trường giàu sự tương tác, giao lưu, các phong trào vui chơi giải trí để các cụ tập luyện trí não. 

Có cụ thường xuyên than phiền: “Sáng giờ chưa được cho ăn gì”. Tôi thử hỏi tiếp: “Thế cả tháng nay cụ vẫn chưa được ăn gì à?”. Cụ gật đầu thừa nhận. Thế là tất cả cùng cười và hiểu rằng do cụ lớn tuổi, kém trí nhớ chứ không phải bị bỏ bê. Đặt trường hợp cụ ở nhà, nếu các thành viên không hiểu, không khéo sẽ thành câu chuyện ngược đãi, trách cứ nhau, xào xáo cả lên. 

Ông Bùi Anh Trung
Ông Bùi Anh Trung - Giám đốc Viện dưỡng lão Bình Mỹ (H.Củ Chi, TP.HCM) 

* Vậy, ông có lời nhắn gửi gì về việc chuẩn bị cho tuổi già, thưa ông?

- Tôi gọi chính xác là “chuẩn bị cho già hóa”, nhấn mạnh sự chuẩn bị này phải khởi đầu khi mình còn trẻ, rất trẻ. Nhiều người nghĩ mình đang trẻ khỏe, rồi đùng cái bị tai biến, không làm việc được nữa, lại cần người chăm sóc, lại tốn tiền tập vật lý trị liệu, thuốc men... nên sốc tâm lý, sinh chán nản buông xuôi. Từ khi còn đi làm, tạo thu nhập, mỗi người phải cân đối cuộc sống hiện tại của gia đình và tích lũy cho tương lai, tự chủ tài chính. 

Với người lao động có các loại bảo hiểm: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội... Khi chuyển việc, không chịu chuyển bảo hiểm xã hội mà nhiều người ham “nhận một cục” để tiêu xài ở hiện tại. Đến khi lớn tuổi, đau bệnh không có lương hưu, phải sống dựa vào người khác. Cũng có người bán nhà chia cho các con rồi không ở chung được đứa nào, thành ra vô gia cư. Chuẩn bị cho già hóa là chuẩn bị cả về sức khỏe, tài chính, pháp lý, môi trường sống, lao động phù hợp, vui chơi giải trí, thậm chí vấn đề nhạy cảm như tình dục. Đừng quên nhà dưỡng lão cũng là một trong những lựa chọn đáng lưu tâm trong việc chuẩn bị cho tiến trình già hóa. Nhiều nước trên thế giới còn có cả bảo hiểm dưỡng lão để ổn định, vững vàng khi tuổi xế chiều.

* Xin cảm ơn ông. 

(ảnh minh họa)
Nhà dưỡng lão là lựa chọn đáng lưu tâm của người cao tuổi và con cháu (ảnh minh họa)

 

TIẾNG THANH THAO ĐỌC THƠ, TIẾNG TRẦM BUỒN KỂ CHUYỆN ĐỜI...

Tình cờ, chúng tôi gặp nhà văn, đạo diễn Từ Hoàng Phụng (tên thật là Nguyễn Phúc Tiến, Giám đốc Trung tâm phát triển tài năng điện ảnh UNESCO) tại Viện dưỡng lão Bình Mỹ (ảnh). 

Ở tuổi 70, cơn đột quỵ, lần té cầu thang... khiến ông lâm vào cảnh lao đao ở tuổi già neo đơn, số tiền tích lũy cũng đã cạn sau nhiều đợt nằm bệnh viện. Tứ chi ông biến dạng vì chứng bệnh gout, nhất cử nhất động đều nhờ nhân viên viện dưỡng lão xoay trở.

Gặp phóng viên Báo Phụ Nữ TP.HCM, ông nhắn: “Chú nhờ con rao bán bản quyền những tác phẩm của chú để chú có cơ hội được chữa bệnh. Thơ của chú không tệ: Gàu sòng tát nước đêm qua/ Trăng còn non lắm thế mà hắt đi...”. Tiếng thanh thao đọc thơ, tiếng trầm buồn kể lại kỷ niệm từng có với bà mẹ năm nay tuổi đã ngoài trăm chen lẫn những tiếng rên rỉ, than oán vì cơn đau hành hạ. Tình cảnh của người nghệ sĩ tài hoa khiến kẻ đứng bên giường không cầm được nước mắt.

Bước ra khỏi phòng hồi sức tích cực của viện dưỡng lão, chúng tôi còn văng vẳng bên tai lời dặn dò: “Chú mong được sống thêm 20 năm nữa để hoàn tất những công trình dang dở là những cuốn hồi ký, truyện ngắn, thơ, phim... Con nhớ đăng là chú muốn bán bản quyền để trị bệnh nhé con! Những bài thơ của chú, chú rất quý, chắc sẽ có người cũng yêu quý nó”. 

Tô Diệu Hiền (thực hiện)​

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.

  • Nuôi dạy con xuyên biên giới

    Nuôi dạy con xuyên biên giới

    14-12-2024 06:14

    Vì công việc đặc thù, có những ông bố, bà mẹ phải chấp nhận cảnh nuôi dạy con xuyên biên giới.