Dương Nỗ - Hành trình tháng Năm nhớ Bác

18/05/2023 - 08:35

PNO - Người dân làng Dương Nỗ đang khẩn trương chuẩn bị lễ hội nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023) cũng là kỷ niệm 125 năm Người về sống tại đây.

 

Không gian trưng bày giới thiệu các hoạt làng nghệ
Không gian trưng bày giới thiệu lịch sử, văn hóa làng Dương Nỗ

Nhà Lưu niệm Bác Hồ tại làng Dương Nỗ thuộc xã Phú Dương cách Trung tâm TP Huế 7km trên đường về bãi biển Thuận An. Ðình Dương Nỗ là di tích tiêu biểu cho mô hình làng Việt cổ truyền. Năm 1898, ông Nguyễn Sinh Sắc dự kỳ thi hội lần thứ hai khoa Mậu Tuất vẫn không đậu. Cuộc sống gia đình và nghiệp văn chương của ông gian nan, lận đận. Giữa đất đế đô, một mình bà Loan lao động quần quật mà vẫn không thể nào đưa gia đình thoát khỏi cảnh nghèo khổ.

Nhà Lưu niệm Bác Hồ tại làng Dương Nỗ xã Phú Dương
Nhà Lưu niệm Bác Hồ tại làng Dương Nỗ xã Phú Dương

Sau lần thi trượt này, ông Nguyễn Sinh Sắc không được hưởng học bổng của trường Quốc Tử Giám nữa. Muốn thi lại ông phải tự chèo chống ôn bài. Trước tình cảnh đó, ông được một người bạn giới thiệu về dạy học cho con cái của ông Nguyễn Sĩ Ðộ - làm chức Hương bộ trong làng. Ông Nguyễn Sinh Sắc đã đem 2 con là Khiêm và Cung cùng về làng Dương Nỗ.

Ngôi nhà ông Sinh Sắc ở tại Dương Nỗ vốn trước kia là nhà thờ bên vợ ông Sĩ Ðộ, nhà gỗ 3 gian, 2 chái, mái lợp tranh, xung quanh thưng bằng gỗ ván. Cách bài trí trong nhà tiện lợi và đẹp mắt mang dáng dấp ngôi nhà của ông đồ nho xứ Nghệ. Lớp học đặt ở đây, nhưng không có bàn, ghế. Có bức phản ngựa gỗ kê ở 2 gian bên để học trò ngồi học, gian giữa có kê bức phản lớn. Trước một án thờ là nơi ngồi giảng bài của ông đồ Sắc.

Đình làng Dương Nổ nơi ghi dấu biết bao kỷ niệm của Bác Hồ khi theo cha về đây đinh sống thuở nhỏ
Đình làng Dương Nỗ nơi ghi dấu biết bao kỷ niệm của Bác Hồ khi theo cha và anh về đây sinh sống 

Ở góc trong 2 gian kế gian giữa có kê chiếc chõng tre, bên trái kê chiếc sập đựng đồ đạc cho 3 cha con. 2 chái 2 đầu nhà là 2 buồng: 1 buồng là nơi cất áo quần của 3 cha con, 1 buồng là để cất cơm gạo. 2 bên lối vào nhà có 2 hàng dâm bụt được cắt xén cẩn thận, trước mặt là dòng sông Phổ Lợi, xung quanh nhà hoa thơm ngát bốn mùa, chiều hè gió từ biển Thuận An thổi lên vừa mát vừa nồng nàn hương biển. Du khách đến Dương Nỗ không chỉ thăm ngôi nhà giản dị tuổi ấu thơ của Bác Hồ mà còn thăm ngôi đình, dòng sông, bến nước, miếu Am Bà... là những nơi ngày xưa Người thường lui tới, vui chơi, học tập với bạn bè.

Hơn 10 năm sinh sống và học tập trên đất Huế, hồn đất, tình người nơi đây đã góp phần hun đúc nên người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành với trí tuệ lỗi lạc, trái tim nhiệt huyết, tâm hồn thanh cao và trên hết là lòng yêu quê hương đất nước, yêu thương đồng bào, chuyển hóa thành khát vọng cứu nước, cứu dân.

Tiến sĩ Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở VH-TT cho biết, trong những năm tháng đặc biệt quan trọng đó, làng Dương Nỗ đã trở thành một địa danh không thể thiếu trong dấu ấn của Người tại Thừa Thiên - Huế.  "Những tên đất, tên làng như đình làng, Am Bà, Bến Đá, ngôi nhà Người đã sống và bắt đầu đi học đã khắc sâu trong tâm tưởng của Người lúc sinh thời. Đây là những di sản quý báu về Người mà Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên - Huế nỗ lực gìn giữ và phát huy giá trị" - tiến sĩ Thanh Hải nhấn mạnh.

Lễ hội làng Dương Nỗ sẽ diễn ra nhiều hoạt động gồm chương trình nghệ thuật Khai mạc lễ hội; Lễ rước hoa Sen và dâng hoa, dâng hương lên Chủ tịch Hồ Chí Minh; Triển lãm ảnh nghệ thuật “Nét đẹp Di sản Hồ Chí Minh”; Triển lãm mỹ thuật “Tranh dân gian Việt Nam”.

Ngoài ra, còn có hoạt động làm hoa sen giấy, in tranh, viết thư pháp; Trải nghiệm ẩm thực truyền thống làng Dương Nỗ; trò chơi dân gian; Thi vẽ tranh với chủ đề “Thiếu nhi với Bác Hồ”; Chương trình ca Huế và Bolero; Hội đua trải truyền thống.

Một số hình ảnh trước giờ khai mạc lễ hội Dương Nỗ hành trình tháng Năm:

Đường vào Nhà Lưu niệm Bác Hồ tại Dương Nổ
Đường vào Nhà Lưu niệm Bác Hồ tại Dương Nỗ
Di tích Bến Đá gắn bó với tuổi thơ Bác Hồ khi về đây sinh sống
Di tích Bến Đá gắn bó với tuổi thơ Bác Hồ khi về đây sinh sống
Người dân làng Dương Nổ đang khẩn trương chuẩn chị cho lễ hội Hành trình tháng Năm nhớ Bác
Người dân làng Dương Nỗ đang khẩn trương chuẩn bị cho lễ hội Hành trình tháng Năm nhớ Bác
Nhiều tư liệu về lịch sử, đời sống sản xuất được giới thiệu
Nhiều tư liệu về lịch sử, đời sống sản xuất được giới thiệu tại không gian trưng bày lễ hội

 

Hướng đến kỷ niệm Nhân dân cả nước hân hoan chào mừng 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu
Rất nhiều học sinh ở Huế đã về làng Dương Nỗ dâng hương, báo công lên Bác
Cùng tham quan Di tích Nhà lưu niệm Bác Hồ
    Cùng tham quan Di tích Nhà lưu niệm Bác Hồ
Giúp học sinh biết thêm về những năm tháng Bác Hồ và gia đình đã từng sinh sống ở đây
Giúp học sinh biết thêm về những năm tháng Bác Hồ và gia đình đã từng sinh sống ở đây
Du Khách chụo hình tại  Khu lưu niệm Nhà  Bác Hồ tại làng Dương Nỗ
Du Khách chụp hình tại Khu lưu niệm nhà Bác Hồ tại làng Dương Nỗ
Các trường tổ chức lễ báo công dâng hoa lên Bác tại Di tích làng Dương Nỗ
Các trường học tổ chức lễ báo công dâng hoa lên Bác tại di tích làng Dương Nỗ
Ông Trần Đại Sấm – Trưởng ban nghi lễ làng Dương Nổ cho biết, Mặc dù Bác Hồ cùng gia đình lúc tuổi thơ về đây sinh sống ba năm nhưng với trách nhiệm, tinh thần của dân làng từ xưa đến nay người dân làng Dương Nổ tiếp tục giữ  gìn di tích của Đình Làng, Bến Nước, Am Bà. Nơi gắn bó những kỷ niệm thời thơ ấu của Bác Hồ cho đến tận bây giờ. Hôm nay nhà nước Sở VH-TT cững như UBND xã Phú Dương cũng như hội đồng các họ tộc làng Dương Nổ trân trọng tổ chức lễ hội này. Đây là một vinh dự  rất lớn của người dân làng Dương Nổ. “Những di tích lịch sử Bác Hồ còn lại ở làng Dương Nổ nằm trong tiềm thức của người dân. Người dân luôn tham gia dọn dẹp môi trường sạch đẹp. Hiện tại Nhà lưu niệm của Bác Hồ tại làng Dương Nổ vẫn được giữ gìn nguyên vẹn ngôi nhà tranh vách lá đơn sơ hay bến nước trước nhà vẫn còn nguyê vẹn. Du khách trong và nước khi đến thăm quan đều rất trân trọng
Ông Trần Đại Sấm - Trưởng ban nghi lễ làng Dương Nỗ cho biết, mặc dù Bác Hồ cùng gia đình về đây sinh sống chỉ 3 năm, nhưng người dân làng Dương Nỗ vẫn tiếp tục giữ gìn những di tích như đình làng, bến nước, Am Bà - nơi gắn bó những kỷ niệm thời thơ ấu của Bác Hồ cho đến tận bây giờ. 
ngôi nhà Người đã sống và bắt đầu đi học đã khắc sâu trong tâm tưởng của Người lúc sinh thời; ngày nay trở thành những di sản vô giá của nhân dân xứ Huế.
Ngôi nhà Người đã sống và bắt đầu đi học đã khắc sâu trong tâm tưởng của Người lúc sinh thời. Ngày nay trở thành những di sản vô giá của nhân dân xứ Huế.
Du khách nước ngoài đến tham quan ngôi nhà Bác và gia đình đã sống tại làng Dương Nỗ
Du khách nước ngoài đến tham quan ngôi nhà Bác và gia đình đã sống tại làng Dương Nỗ

Lễ hội làng Dương Nỗ là một trong những nội dung nhằm triển khai thực hiện Đề án "Phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên - Huế phục vụ phát triển du lịch". Dương Nỗ hành trình tháng Năm sẽ giới thiệu đến khách tham quan giá trị tinh thần và vật chất của di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên - Huế. Trong đó điểm nhấn của các hoạt động tại lễ hội diễn ra ở Khu vực Nhà Lưu niệm Bác Hồ và Ðình làng Dương Nỗ, nơi đã được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt. 

Thuận Hóa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI