PNO - Từ tháng 4/2021, đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q. Bình Thạnh, TPHCM) đã hoàn thành việc nâng cấp. Từ đó đến nay, đường này đã hết ngập. Thế nhưng, ngân sách TPHCM vẫn phải chi trả tiền thuê máy bơm khổng lồ hỗ trợ chống ngập hơn 1,18 tỷ đồng/tháng.
Không còn ngập khi mưa lớn, triều cường
Theo ghi nhận của chúng tôi, trong và sau trận mưa to cuối tháng 10, đường Nguyễn Hữu Cảnh không bị ngập. Trong khi đó, ở phía bên kia cầu Thủ Thiêm (thuộc TP. Thủ Đức), nhiều tuyến đường chìm trong biển nước.
Máy bơm “khủng” được UBND TPHCM thuê với giá 1,18 tỷ đồng/tháng để chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh |
Ông Trần Bay (Q.Bình Thạnh) cho biết, sau hai trận mưa to liên tiếp vào ngày 23 và 24/10, nhiều tuyến đường ở trung tâm TPHCM ngập sâu đến nửa mét nhưng đường Nguyễn Hữu Cảnh vẫn chỉ ướt mặt đường chứ không hề hấn gì: “Trước đây, mặt đường Nguyễn Hữu Cảnh thấp nên dễ bị ngập. Bây giờ, mặt đường đã được nâng cao. Từ ngày hoàn thành việc nâng đường (30/4) đến nay, tôi chưa thấy đường Nguyễn Hữu Cảnh bị ngập bao giờ”.
Chị Nguyễn Thị Linh Hoa - nhân viên một công ty có trụ sở ở mặt tiền đường Nguyễn Hữu Cảnh - cho biết sau khi nâng cấp đường này, trụ sở công ty của chị bị thụt xuống so với mặt đường gần 1m. Ban đầu, mọi người rất lo bị nước tràn từ mặt đường vào mỗi khi mưa to nhưng qua hơn nửa mùa mưa, hiện tượng này không xảy ra. Đó là do trên mặt đường Nguyễn Hữu Cảnh, có nhiều cống thu nước với kích thước lớn.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh được khởi công từ tháng 10/2019, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM làm chủ đầu tư. Dự án này nhằm thoát nước, chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh, gồm lắp đặt hệ thống cống mới có kích thước lớn và nâng cao mặt đường Nguyễn Hữu Cảnh lên từ 0,5 - 1m. Theo các chuyên gia, việc cùng lúc thay cống, nâng đường là giải pháp chống ngập căn cơ để thay thế cho giải pháp tạm thời lâu nay là bơm hút nước. Từ ngày 30/4/2021, dự án đã hoàn thành, nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Theo người dân, từ đó đến nay, mỗi khi chạy xe qua đường Nguyễn Hữu Cảnh lúc trời mưa, họ không còn lo đường bị ngập, xe chết máy như trước.
Cần xem lại vai trò của máy bơm
Sau khi đường Nguyễn Hữu Cảnh được sửa chữa, nâng cấp, máy bơm khổng lồ vẫn được giữ lại để chờ đánh giá hiệu quả và chờ thi công xong đoạn cống cuối cùng |
Chiều 30/10, chúng tôi đến khu vực Saigon Pearl, Q.Bình Thạnh, nơi đặt máy bơm khổng lồ chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh. Tại đây, một số bảo vệ cho biết, trạm bơm này vẫn được duy trì, bên trong trạm bơm vẫn có một vài người túc trực. Theo tài liệu được công bố cho báo chí, năm 2019, UBND TPHCM đã chốt giá thuê máy bơm “khủng” của Công ty cổ phần Tập đoàn công nghiệp Quang Trung để chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh với giá 14,2 tỷ đồng/năm. Như vậy, mỗi tháng, ngân sách TPHCM trả cho chủ sở hữu máy bơm hơn 1,18 tỷ đồng.
Từ ngày 30/4/2021 đến nay (6 tháng), đường Nguyễn Hữu Cảnh đã được nâng cấp và hết ngập. Vậy vì sao UBND TPHCM vẫn tiếp tục thuê máy bơm này? Qua tìm hiểu, được biết, từ tháng 6/2021, UBND TPHCM đã có văn bản giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đánh giá trình trạng ngập, hiệu quả và sự cần thiết sử dụng hệ thống máy bơm chống ngập khi đường Nguyễn Hữu Cảnh đã được nâng cấp, sửa chữa.
Tuy nhiên, do một vướng mắc nhỏ, việc đánh giá vẫn chưa thể diễn ra. Theo đó, dù đường đã được hoàn thành, nghiệm thu từ nhiều tháng trước đó, nhưng theo Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM, công trình vẫn còn một đoạn cống chưa thi công xong do một căn nhà trên đường Nguyễn Hữu Cảnh không bàn giao mặt bằng.
Chậm đánh giá hiệu quả chống ngập do dịch COVID-19 Một nguồn tin của Báo Phụ Nữ TPHCM cho biết, theo chỉ đạo của UBND TPHCM, từ tháng 6/2021, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TPHCM đã có văn bản đề nghị 7 đơn vị khác phối hợp đánh giá hiệu quả hoạt động và sự cần thiết sử dụng hệ thống máy bơm chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh sau khi tuyến đường này đã được sửa chữa, nâng cấp. Thời gian dự kiến phối hợp đánh giá là trong tháng 7/2021. Tuy nhiên, do dịch COVID-19, TPHCM thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, việc phối hợp này đã không thể diễn ra như dự kiến. Trong thời gian chưa thi công xong đoạn cống cuối cùng, việc đánh giá chưa hoàn thành, hệ thống máy bơm vẫn được sử dụng để hỗ trợ việc thoát nước. Hiện nay, TPHCM đã xóa bỏ dần biện pháp giãn cách xã hội nên chủ đầu tư cần sớm hoàn thành đoạn cống còn lại và các bên cần sớm phối hợp đánh giá để tránh gây lãng phí ngân sách. Chậm một tháng, ngân sách phải tốn thêm 1,18 tỷ đồng. |
Cụ thể, theo hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt, sau khi hoàn thành hệ thống cống thoát nước, nước trên đường Nguyễn Hữu Cảnh sẽ tự chảy qua tuyến cống này. Trong thời gian thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình, cần duy trì máy bơm để hỗ trợ. Ngày 30/4/2021, tuyến đường này đã được hoàn thành, nghiệm thu nhưng vẫn còn một đoạn cống chưa thể thi công đấu nối ra cửa xả do vướng một căn nhà. Chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao hệ thống thoát nước cho Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TPHCM (thuộc Sở Xây dựng) quản lý để có cơ sở theo dõi, đánh giá.
Theo ghi nhận của chúng tôi, đến ngày 30/10, mặt bằng ở vị trí xây dựng đoạn cống nói trên đã được bàn giao. Tại đây, đơn vị chức năng đã rào chắn, đang thi công dang dở bên trong. Tuy nhiên, lúc chúng tôi có mặt, bên trong công trình, không có công nhân làm việc.
Trao đổi với chúng tôi, một chuyên gia chống ngập ở TPHCM cho rằng, việc thuê máy bơm “khủng” để chống ngập trước đây là một giải pháp tình thế. Việc nâng đường, thay đổi hệ thống cống ở đường Nguyễn Hữu Cảnh mới là giải pháp căn cơ để chống ngập. Hiện nay, giải pháp căn cơ này đã được thực hiện nên việc duy trì máy bơm ở điểm ngập này sẽ gây lãng phí.
“UBND TPHCM nên sớm có đánh giá để kết thúc hợp đồng thuê máy bơm. Nếu có vướng mắc về thời hạn hợp đồng, có thể mang máy bơm này đến khu vực khác để chống ngập. Ngân sách TPHCM đã tốn 470 tỷ đồng để giải quyết ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh, nên không có lý do gì để giữ lại máy bơm để mỗi năm tốn thêm hơn 14 tỷ đồng” - vị chuyên gia này nhận định.
Cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước 15 tuyến đường Theo kế hoạch chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2020-2030 đã được UBND TPHCM phê duyệt trong năm 2021, từ năm 2020-2025, TPHCM sẽ tập trung nâng cấp, cải tạo hệ thống thoát nước ở 15 tuyến đường đang bị ngập, xây mới, hoàn thiện hệ thống thoát nước ở những khu vực chưa có hệ thống thoát nước, đặc biệt là ở phía đông thành phố. Trong giai đoạn này, TPHCM cũng sẽ nạo vét các trục tiêu thoát nước lớn nhằm tăng cường khả năng thoát nước về phía nam, hoàn thiện các nhà máy xử lý nước thải, nạo vét rạch Xuyên Tâm, xây hệ thống thoát nước ở các lưu vực như tây Sài Gòn và Tham Lương - Bến Cát. |
Nhóm phóng viên
Chia sẻ bài viết: |
Công an quận Bình Tân đang lấy lời khai H.M.T. (sinh năm 2005) để điều tra về hành vi đạp ngã tài xế chở hàng trên đường gây phẫn nộ dư luận.
Không dãi nắng dầm sương nhưng những nữ giảng viên Trường đại học Nông Lâm TPHCM vẫn miệt mài cùng hạt giống, cây trồng, phương pháp canh tác…
Tổ công tác giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công gồm 9 thành viên, trong đó Phó chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường làm tổ trưởng.
Dự án đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã hoàn thành 100% khối lượng thi công, dự kiến đưa vào khai thác vận hành ngày 22/12.
Theo đại diện Sở Công Thương TPHCM, việc tồn trữ xyanua tại các đơn vị kinh doanh vàng hiện nay vẫn chưa đáp ứng các điều kiện an toàn.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn vừa ký quyết định thi hành kỷ luật ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Sở KH-CN Quảng Ngãi.
Tính từ đầu năm đến hết 31/10, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TPHCM đã thay thế 3.425 cây xanh thuộc địa bàn quản lý.
Đến 14 giờ 30 ngày 21/11, lực lượng chức năng vẫn chưa tìm thấy 2 người mất tích trong vụ xe gom rác bị rơi từ cầu treo Bình Thành xuống sông.
Trong quá trình thi công cải tạo hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Tây Sơn (Hà Nội), nhóm công nhân phát hiện nhiều tiểu quách, bên trong có hài cốt.
Bằng thủ đoạn cho số trúng độc đắc, một phụ nữ ở Long An bị lừa 41 lần với tổng số tiền gần 400 triệu đồng.
3 giám đốc trong vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng bị HĐXX TAND tỉnh Quảng Ngãi xử phạt cải tạo không giam giữ.
Ngày 21/11, Tòa Gia đình và người chưa thành niên đã tuyên phạt Mehtar Tani Khadir (quốc tịch Algeria) 1 năm tù về tội “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.
Ngày 21/11, UBND TPHCM đã có quyết định ban hành giá vé dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng tàu điện trên tuyến đường sắt đô thị số 1...
Chiếc xe gom rác chạy trên cầu treo Bình Thành (Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) thì bất ngờ lao xuống sông Hương khiến 2 người trên xe mất tích.
Nhiều loại cây trái chỉ được sử dụng tươi hoặc chế biến thủ công, nhưng khi “qua tay” của các chị, chúng trở thành hàng hóa xuất khẩu đi khắp thế giới.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với các địa phương có dự án cao tốc đi qua tại khu vực ĐBSCL để gỡ những khó khăn đang vướng phải.
Ngoài trụ sở UBND quận 1, trụ sở Cục Hải quan, đền thờ Trần Hưng Đạo và mộ ông Binh Bộ kiểm duyệt ty... cũng được xếp hạng di tích đợt này.
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, hiện đã có dự án đường sắt riêng để kết nối Hà Nội - Lạng Sơn và TPHCM - Cần Thơ.