Dưới những nếp nhà sàn ở làng Thái cổ

24/09/2023 - 17:52

PNO - Người Thái ở một số làng Thái cổ miền Tây xứ Nghệ vẫn giữ gìn khá nguyên vẹn nét văn hóa đặc trưng của mình để làm điểm du lịch trải nghiệm văn hóa.

 

Bản Mường Đán nằm lọt giữa Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, cách trung tâm xã Hạnh Dịch (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) chừng 15km. Bản có gần 200 hộ dân là người Thái sinh sống, đến nay vẫn giữ được gần như nguyên vẹn các giá trị văn hóa độc đáo của người Thái cổ.
Bản Mường Đán nằm lọt giữa Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, cách trung tâm xã Hạnh Dịch (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) chừng 15km. Bản có gần 200 hộ dân là người Thái sinh sống, đến nay vẫn giữ được gần như nguyên vẹn các giá trị văn hóa độc đáo của người Thái cổ.
Từ xa, gần 200 nóc nhà sàn ở Mường Đán thoắt ẩn thoắt hiện trong những làn sương mờ ảo. Điều đặc biệt của những ngôi nhà sàn ở đây là được lợp mái bằng các tấm gỗ sa mu dầu.
Từ xa, gần 200 nóc nhà sàn ở Mường Đán thoắt ẩn thoắt hiện trong những làn sương mờ ảo. Điều đặc biệt của những ngôi nhà sàn ở đây là được lợp mái bằng các tấm gỗ sa mu dầu.
Nhà sàn có kích cỡ khác nhau, song phần lớn đều được chia làm 2 tầng. Tầng trệt để nông cụ, củi, gỗ còn tầng trên gồm 3 - 5 gian, trong đó gian ngoài cùng nằm sát cầu thang chính dùng để tiếp khách, uống rượu cần, bàn thờ, các gian bên trong là nơi sinh hoạt của gia đình.
Nhà sàn có kích cỡ khác nhau, song phần lớn đều được chia làm 2 tầng. Tầng trệt để nông cụ, củi, gỗ còn tầng trên gồm 3 - 5 gian, trong đó gian ngoài cùng nằm sát cầu thang chính dùng để tiếp khách, uống rượu cần, bàn thờ, các gian bên trong là nơi sinh hoạt của gia đình.
Ông Hà Văn Hùng (70 tuổi, trú bản Mường Đán) cho biết, xưa kia người dân ở Mường Đán dường như sống biệt lập với thế giới bên ngoài vì giao thông đi lại rất khó khăn. Trước khi có lệnh “cấm rừng”, họ thường sử dụng gỗ sa mu dùng để lợp nhà thay cho lá cọ.
Ông Hà Văn Hùng (70 tuổi, trú bản Mường Đán) cho biết, xưa kia người dân ở Mường Đán dường như sống biệt lập với thế giới bên ngoài vì giao thông đi lại rất khó khăn. Trước khi có lệnh “cấm rừng”, họ thường sử dụng gỗ sa mu dùng để lợp nhà thay cho lá cọ.
Gỗ sa mu bền, không mối mọt, có tinh dầu rất thơm. Khi trời nắng nóng, các tấm lợp bằng gỗ sa mu cong vênh, tạo khe hở, gió lùa vào trong nhà nên thoáng mát. Trời mưa, gỗ tự khít lại nên che mưa rất tốt.
Gỗ sa mu bền, không mối mọt, có tinh dầu rất thơm. Khi trời nắng nóng, các tấm lợp bằng gỗ sa mu cong vênh, tạo khe hở, gió lùa vào trong nhà nên thoáng mát. Trời mưa, gỗ tự khít lại nên che mưa rất tốt.
“Mùi tinh dầu gỗ rất thơm, xua đuổi côn trùng. Lợp loại mái nhà bằng gỗ này thì mấy năm đầu không có một con muối nào bay vào nhà” - ông Hùng nói và cho hay, trải qua hàng chục năm, hiện nhiều mái nhà bằng gỗ sa mu đã bắt đầu hư hỏng. Để bảo vệ loài gỗ quý này, nhiều gia đình ở Mường Đán tái sử dụng nó để làm trần áp mái, còn phần mái thì dùng tôn để thay thế.
“Mùi tinh dầu gỗ rất thơm, xua đuổi côn trùng. Lợp loại mái nhà bằng gỗ này thì mấy năm đầu không có một con muối nào bay vào nhà” - ông Hùng nói và cho hay, trải qua hàng chục năm, hiện nhiều mái nhà bằng gỗ sa mu đã bắt đầu hư hỏng. Để bảo vệ loài gỗ quý này, nhiều gia đình ở Mường Đán tái sử dụng nó để làm trần áp mái, còn phần mái thì dùng tôn để thay thế.
Ông Lô Văn Việt - Chủ tịch UBND xã Hạnh Dịch - cho biết, người Thái ở Mường Đán còn giữ gìn khá nguyên vẹn nét văn hóa đặc trưng của mình, từ không gian sinh tồn đến ngôn ngữ, trang phục, âm nhạc và phong tục, tập quán. Hơn nữa, Mường Đán còn nằm cạnh thác 7 tầng nên đang trở thành điểm du lịch thu hút nhiều du khách thập phương.
Ông Lô Văn Việt - Chủ tịch UBND xã Hạnh Dịch - cho biết, người Thái ở Mường Đán còn giữ gìn khá nguyên vẹn nét văn hóa đặc trưng của mình, từ không gian sinh tồn đến ngôn ngữ, trang phục, âm nhạc và phong tục, tập quán. Hơn nữa, Mường Đán còn nằm cạnh thác 7 tầng nên đang trở thành điểm du lịch thu hút nhiều du khách thập phương.
Cách Mường Đán chừng 70km, bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) cũng đang được nhiều người tìm đến trải nghiệm các phong tục, tập quán của người Thái cổ. Hoa Tiến có gần 500 hộ dân đều là người Thái, sinh sống trong những căn nhà sàn truyền thống bằng gỗ.
Cách Mường Đán chừng 70km, bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) cũng đang được nhiều người tìm đến trải nghiệm các phong tục, tập quán của người Thái cổ. Hoa Tiến có gần 500 hộ dân đều là người Thái, sinh sống trong những căn nhà sàn truyền thống bằng gỗ.
Từ những năm 1990, Hoa Tiến đã được tỉnh Nghệ An quy hoạch để bảo tồn văn hóa người Thái. Nhiều gia đình ở đây còn mang cả guồng nước vào làm tiểu cảnh ở sân vườn để phục vụ du lịch.
Từ những năm 1990, Hoa Tiến đã được tỉnh Nghệ An quy hoạch để bảo tồn văn hóa người Thái. Nhiều gia đình ở đây còn mang cả guồng nước vào làm tiểu cảnh ở sân vườn để phục vụ du lịch.
Bà Sầm Thị Bích - Chủ nhiệm Hợp tác xã Làng nghề thổ cẩm Hoa Tiến - cho biết, đời sống kinh tế của người dân ở Hoa Tiến đã thay đổi rất nhiều, nhưng phong tục, tập quán ở đây vẫn thế. Đặc biệt trong đó là dệt thổ cẩm, nơi được xem là cái nôi của nghề dệt thổ cẩm ở huyện Quỳ Châu.
Bà Sầm Thị Bích - Chủ nhiệm Hợp tác xã Làng nghề thổ cẩm Hoa Tiến - cho biết, đời sống kinh tế của người dân ở Hoa Tiến đã thay đổi rất nhiều, nhưng phong tục, tập quán ở đây vẫn thế. Đặc biệt trong đó là dệt thổ cẩm, nơi được xem là cái nôi của nghề dệt thổ cẩm ở huyện Quỳ Châu.
Những khung dệt thô sơ làm bằng những thanh tre, nứa vẫn có trong nhiều gia đình ở Hoa Tiến. Thậm chí, nhiều gia đình còn cầu kỳ trang trí khu vực dệt thổ cẩm thành một không gian lãng mạn để du khách đến trải nghiệm dệt thổ cẩm.
Những khung dệt thô sơ làm bằng những thanh tre, nứa vẫn có trong nhiều gia đình ở Hoa Tiến. Thậm chí, nhiều gia đình còn cầu kỳ trang trí khu vực dệt thổ cẩm thành một không gian lãng mạn để du khách đến trải nghiệm dệt thổ cẩm.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI