Đừng nhầm lẫn gạo lứt và gạo mầm

26/01/2016 - 09:25

PNO - Gạo dược liệu mà người tiêu dùng thường gọi nôm na là "gạo thuốc" đang được ưa chuộng vì có nhiều công dụng.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người mơ hồ về cách phân biệt loại gạo này cũng như tác dụng của chúng.

Làm một cuộc khảo sát bỏ túi 20 bà nội trợ tại các chợ về gạo mầm, chúng tôi đều nhận được câu trả lời gần như giống nhau, tựu trung là: gạo mầm không khác gì gạo lứt, huyết rồng; gạo lứt hay gạo mầm là một; hoặc cứ màu nâu nâu đỏ đỏ thì là gạo mầm…

Chúng ta đã nghe nói rất nhiều về gạo lứt, vậy gạo mầm là gì? Có khác gì gạo lứt mà giá thành đắt đỏ như thế?

Theo PGS-TS Dương Văn Chín, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (thuộc Tập đoàn Lộc Trời, trước đây là Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang), dùng gạo lứt, cung cấp nước, tạo độ ẩm cho phôi nảy mầm, sau đó sấy khô thành gạo mầm.

Hoặc khi hạt lúa còn sống, ngâm hay phun sương cho hạt lúa hút ẩm, phôi hoạt hóa, hạt nảy mầm, sau đó sấy khô và bóc vỏ trấu, tạo thành gạo mầm. Trong quá trình nẩy mầm, hạt gạo tạo ra các sinh chất mang tính dược liệu như vitamin E, PP, B1, B6, magiê… đặc biệt là chất gama amino butyric acid (GABA), chống độc cho thận.

Gạo mầm được khẳng định là thực phẩm chứ không phải thuốc trị bệnh. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, các chất sinh dưỡng này giúp ổn định đường huyết sau bữa ăn cho người bị tiểu đường, nếu dùng trong một thời gian dài có thể giúp đường huyết ổn định. Với những người lớn tuổi, ăn uống khó tiêu, gạo mầm sẽ giúp cung cấp chất xơ, cải thiện tiêu hóa, phòng tránh béo phì.

Dung nham lan gao lut va gao mam

Với những người bị stress, mất ngủ, thậm chí trầm cảm… khi ăn gạo mầm, lượng gaba sẽ giúp thư giãn thần kinh, tạo giấc ngủ tự nhiên. Loại gạo này còn có chức năng bổ sung calcium chống loãng xương, giúp hạ mỡ máu, ngừa xơ vữa mạch máu, chống lão hóa tế bào…

Các vitamin và khoáng chất có trong gạo mầm đóng vai trò quan trọng để bổ sung dinh dưỡng cho những người đang ăn kiêng hoặc ăn chay trong thời gian dài. Do đó gạo mầm được các nhà khoa học khẳng định có giá trị dinh dưỡng cao hơn gạo lứt rất nhiều. Người Hàn Quốc còn sử dụng loại gạo này để giúp giảm cân an toàn và hiệu quả.

Từ đầu năm 2013, Tập đoàn Lộc Trời đã đưa ra thị trường sản phẩm này với tên gọi gạo mầm Vibigaba. Có thể phân biệt gạo mầm này bằng mắt thường khá dễ dàng, đó là loại gạo có màu vàng nhạt, một đầu hạt gạo có mầm đục nhỏ, khi nấu mềm cơm và có vị ngọt hơn gạo lứt.

Quan trọng hơn hết, gạo mầm Vibigaba được sản xuất từ lúa của vùng nguyên liệu được kiểm soát chặt chẽ, có thể truy xuất nguồn gốc, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nitrate, kim loại nặng, vi sinh vật quá mức theo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ Y tế ban hành, được ép chân không để có thể bảo quản từ sáu tháng đến một năm.

Điều đặc biệt quan trọng, gạo mầm Vibigaba có hàm lượng GABA cao hơn gạo mầm của Nhật Bản và Thái Lan, bởi vì đặc tính giống lúa mà hiện nay chưa có giống nào cho hàm lượng GABA cao hơn, lúa dùng để sản xuất gạo mầm được trồng ở vùng đất chuyên biệt, hạt lúa giống được tồn trữ yếm khí nên còn sống quanh năm, là nguồn nguyên liệu tốt cho sản xuất gạo mầm. Bởi nếu gạo mầm được ủ từ những loại gạo lứt kém chất lượng thì có thể sẽ nguy hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI