Đừng coi thường triệu chứng xương khớp ở trẻ

04/04/2016 - 10:47

PNO - Có những bệnh lý xương khớp thường gặp ở trẻ. Nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại những biến chứng nặng nề...

Dung coi thuong trieu chung xuong khop o tre
Ảnh minh họa

Nhiều người thường nghĩ chỉ có người lớn mới bị đau xương khớp. Thế nhưng, có những bệnh lý rất “ưa thích” trẻ em, gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ xương khớp non nớt của trẻ. Nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại những biến chứng nặng nề như trẻ bị liệt, thậm chí tử vong.

Viêm sụn, đau cơ tăng trưởng

Bác sĩ (BS) Lê Văn Tư - chuyên khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện (BV) Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn cho biết đây là bệnh thường gặp ở trẻ con nhất. Có trẻ mới hai-ba tuổi nhưng cứ chuẩn bị lên giường ngủ là ôm chân và khóc rấm rứt vì đau. Mẹ thoa dầu, xoa bóp kiểu gì cũng chẳng ăn thua. Đến sáng chúng bình thường nhưng tối đến lại tiếp tục điệp khúc “đau chân, nhức chân”. Tình trạng này làm cho không ít bà mẹ hoang mang.

Chị Châu Thu P. ở chung cư Trương Đình Hội, P.16, Q.8 kể: “Bé của mình ba tuổi, đêm nào cũng than đau chân, mặc dù mình đã cố gắng xoa bóp nhưng hình như chẳng thấm gì, bé lăn lộn mãi mới ngủ được. Thấy bé không sốt và sáng hôm sau vui chơi, chạy nhảy bình thường nên mình cũng lơ luôn. Gần đây, bé than đau nhiều, không ngủ được, mình cho đi BS tư gần nhà. Mới nghe khai bệnh, BS đã nghiêm giọng bảo đến ngay BV chụp X-quang, xét nghiệm máu làm mình hoảng quá.

Cho bé đi khám ở khoa Nhi, BV Chấn thương - chỉnh hình, BS chẩn đoán bé bị viêm sụn tăng trưởng và thiếu canxi. BS giải thích, con mình thuộc dạng lười ăn, nhưng tốc độ lớn nhanh, nên lượng canxi của cơ thể không đủ cung cấp, khiến đau nhức tay chân. Thêm nữa, bé hiếu động, vận động liên tục nên dễ bị viêm sụn. Các BS còn dặn, với những trường hợp thiếu canxi và viêm sụn cần tránh vận động mạnh, đặc biệt là không kéo nắn, xoa bóp quá mạnh... có thể khiến xương gãy, hoặc biến dạng”.

Theo các chuyên gia xương khớp, cách phòng ngừa hiệu quả nhất của bệnh viêm sụn tăng trưởng là hạn chế cho trẻ vận động mạnh. Khi thấy bé than đau gần khớp và nghe âm thanh lục khục phát ra ở đầu gối, cổ, mắt cá chân, cổ tay khi con di chuyển, có thể bé đã bị thoái hóa sụn khớp. Nếu không phát hiện kịp, có thể để lại di chứng nặng nề là trẻ bị trật khớp hông và chịu tàn tật suốt đời.

Vẹo cột sống

Vẹo cột sống là bệnh lý xương khớp phổ biến ở trẻ em, nhất là trẻ trong độ tuổi đi học, do thói quen sinh hoạt không đúng. Hàng ngày, chúng ta vẫn thấy nhiều trẻ đi học mang vác cặp nặng; ngồi học, sinh hoạt không đúng tư thế rất dễ dẫn đến vẹo cột sống. Vẹo cột sống để lại di chứng nặng nề như gây chèn ép lồng ngực, phổi, tim, gây giảm dung tích phổi, chậm phát triển thể chất, suy tim…

Tuy nhiên, bệnh này chưa được quan tâm đúng mức. Mới đây, một học sinh lớp 9 ở P.Đông Hưng Thuận, Q.12 đã vào BV khám vì gia đình thấy bé bị lệch vai. Qua thăm khám lâm sàng, chụp X-quang, BS chẩn đoán bé bị vẹo cột sống. Vì bệnh nhân đã lớn, vẹo nặng, nên phải phẫu thuật nắn chỉnh cột sống, trong khi nếu được phát hiện sớm đã có thể điều trị bảo tồn bằng các biện pháp như bơi, hít xà đơn, mang áo nẹp nắn chỉnh mà không cần phải phẫu thuật gây tốn kém, đau đớn.

Vẹo cột sống là bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh, triệu chứng xương khớp ở trẻ Nhiều người thường nghĩ chỉ có người lớn mới bị au xương khớp. Thế nhưng, có những bệnh lý rất “ưa thích” trẻ em, gây tổn thương nghiêm trọng ến hệ xương khớp non nớt của trẻ. Nếu không sớm phát hiện và iều trị kịp thời, bệnh sẽ ể lại những biến chứng nặng nề như trẻ bị liệt, thậm chí tử vong. chỉ cần chú ý điều chỉnh các tư thế trong học tập sinh hoạt.

Ngoài ra, còn có những bệnh lý xương khớp ở trẻ em nếu điều trị muộn sẽ ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ hay khiến trẻ tàn phế. Bệnh chân cong nếu không điều trị sớm sẽ gây thoái hóa khớp gối sớm do lệch trục tác động lực trên khớp gối không đều, gây suy giảm chất lượng sống sau này. Bệnh hoại tử chỏm xương đùi, trật khớp háng bẩm sinh… nếu không điều trị sớm sẽ mất chức năng hai chân.

Thùy Dương

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI