Đức tiên phong về việc không xác định giới tính

04/11/2013 - 10:53

PNO - PN - Đức đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên cho phép em bé sinh ra có đặc điểm của cả hai giới không phải đăng ký là nam hay nữ. Theo luật mới của Đức, mục giới tính có thể được để trống trên giấy khai sinh, tạo ra một...

edf40wrjww2tblPage:Content

Duc tien phong ve viec khong xac dinh gioi tinh

Cứ 1.500 - 2.000 ca sinh thì có một trẻ mang giới tính không xác định, hoặc mang đặc điểm giới tính của cả nam lẫn nữ - Ảnh minh họa: AFP

Các chuyên gia ước tính, cứ 1.500 đến 2.000 ca sinh thì có một em bé mang giới tính không xác định, hoặc mang đặc điểm giới tính của cả nam lẫn nữ. Lúc này, các ca phẫu thuật như thu nhỏ âm vật, phẫu thuật tinh hoàn còn nằm trong khoang bụng, phẫu thuật tạo âm đạo có thể được thực hiện để “điều chỉnh” giới tính.

Theo báo cáo năm 2012 của Ủy ban châu Âu về vấn đề này, các ca phẫu thuật đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ intersex (tạm dịch: giới tính trung gian) ở nhiều nước châu Âu về sau đã không có sự đồng ý đầy đủ của bệnh nhân. Nhiều người intersex đã tức giận vì những ca phẫu thuật được thực hiện mà không có sự đồng ý của họ.

Năm 2009, một tòa án khu vực ở Cologne, miền Tây nước Đức, đã bồi thường hơn 100.000 euro (135.130 USD) cho một người intersex lớn lên như một cậu bé sau khi bị cắt bỏ tử cung ở tuổi thiếu niên. Tòa nhận thấy bác sĩ đã vi phạm sức khỏe và quyền tự quyết định của nguyên đơn.

Duc tien phong ve viec khong xac dinh gioi tinh

Những nỗ lực để tạo ra một cơ thể “không mập mờ” có thể đưa đứa trẻ vào tình huống không mong muốn - Ảnh: Dw.de

Tháng trước, Hội đồng châu Âu lần đầu tiên giải quyết vấn đề phẫu thuật bộ phận sinh dục cho các cá nhân intersex. Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết kêu gọi các nước thành viên lưu ý tình trạng lạm dụng “các cuộc phẫu thuật không cần thiết về y học” có thể gây hại cho trẻ em và kêu gọi các nước thực hiện những bước cần thiết để “đảm bảo không ai phải chịu sự điều trị y tế hoặc phẫu thuật không cần thiết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người trong giai đoạn trứng nước hoặc thời thơ ấu”.

Những người intersex ủng hộ luật mới của Đức, nhưng vẫn mong muốn có những thay đổi sâu sắc hơn. “Đó là bước tiến quan trọng đầu tiên và đúng hướng”, Lucie Veith, một người intersex từ thành phố Hamburg, miền Bắc nước Đức, chủ tịch Hội những người intersex Đức (AIPG) nói với AFP. AIPG cũng đã tiến hành kêu gọi ban hành lệnh cấm phẫu thuật y khoa không cần thiết cho đến khi trẻ bước sang tuổi 16, nhằm giúp một cá nhân intersex có thể tự quyết định mình sẽ sống như một người đàn ông hay như một phụ nữ, hoặc cứ là... “giới tính thứ ba”.

Tuy nhiên, nhiều người lo ngại luật mới sẽ khó có thể làm gì để thay đổi một xã hội vận hành chủ yếu trên sự rạch ròi nhị phân “nam-nữ”.

 THANH HIỀN (Theo AFP, AP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI