Dựa vào đồ chơi Yo-Yo của trẻ con có thể giúp chẩn đoán bệnh

18/01/2017 - 08:30

PNO - Con quay Yo-Yo hiện đang là một đồ chơi trẻ em được ưa thích nhất ở Việt Nam. Chúng đang tạo cảm hứng cho các nhà nghiên cứu để tạo ra dụng cụ y khoa chẩn đoán được các bệnh sốt rét, HIV…

Sáng tạo nhờ không có điện

Phó Giáo sư Manu Prakash chuyên về lĩnh vực công nghệ sinh học của Đại học Stanford (Mỹ) kể: “Cách đây một vài năm, trong khi tôi nói chuyện với nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu ở nước Uganda, tôi đã ngạc nhiên khi thấy những máy ly tâm đắt tiền không được sử dụng trong chuẩn đoán bệnh mà dùng để chặn cửa bởi vì ở đó không có điện để dùng” Prakash cho biết.

Tôi trở về và bắt đầu suy nghĩ cách để sửa chúng hoặc chế tạo ra một dụng cụ ly tâm khác một cách ít tốn kém nhất. Trong phòng thí nghiệm, Prakash và học trò ông ta bắt đầu phân tích con quay Yo-Yo.

Dua vao do choi Yo-Yo cua tre con co the giup chan doan benh
Ảnh Internet

So với dụng cụ làm bếp có động cơ quay như: máy đánh trứng, con quay yo-yo tách máu rất nhanh.

Phát hiện này đã thúc giục Prakash và học trò của ông nghiên cứu tính vật lý của con quay này và tạo ra một mô hình toán học để hiểu rõ nó.

Họ đã phát hiện ra cách tăng tốc độ quay của con quay này lên 125.000 vòng quay mỗi phút. Họ đã áp dụng cách này và sử dụng những vật liệu rẻ tiền khác để chế tạo ra một dụng cụ ly tâm mới.

Trị giá của máy ly tâm này chỉ có 20 xu

Dựa trên cơ chế quay của con quay xỏ dây, Phó Giáo sư Manu Prakash đã sử dụng những đĩa giấy bọc polyme tổng hợp, dây câu cá, gỗ, ống nhựa PVC, ống hút để tạo ra một dụng cụ ly tâm. Từ đó dùng để tách tế bào máu tự động trong vòng 1½ phút và phân lập ký sinh trùng sốt rét trong vòng 15 phút.

Dua vao do choi Yo-Yo cua tre con co the giup chan doan benh
Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học

Máy ly tâm kéo bằng tay để tạo ra năng lượng tách tế bào máu và phân lập ký sinh trùng này được chế tạo bằng hai đĩa giấy bọc polyme tổng hợp, được viền dây câu cá, gỗ hoặc ống nhựa PVC để tạo thành những cán, ống hút được bịt kín bằng những ống dẻo không vỡ để giữ lại các mẫu máu.

Để bảo đảm những mẫu máu sẽ không bị chảy ra ngoài, các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều vật dụng khác nhau để thử nghiệm. Họ dựng ngược thiết bị và thậm chí ném nó ra ngoài đường xem máu có bị chảy ra ngoài không.

Đây là dụng cụ ly tâm bằng giấy nhanh nhất và mạnh nhất. Nó không cần điện và rất thích hợp cho những nơi điện chưa được cung cấp đến. Prakash cho biết rằng đội nghiên cứu của ông ta đã tự tin gửi dụng cụ này đến Tổ chức kỷ lục Guinness thế giới.

Gia Nhi (theo CNN)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI