Đưa tác phẩm về học tập Bác đến đông đảo khán giả

14/11/2023 - 07:47

PNO - Chiều 13/11, Nhà hát Kịch TPHCM đã đưa vở kịch "Cuộc hành trình tìm bức chân dung" (kịch bản: Khánh Hoàng, đạo diễn: Hoàng Tấn) đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động quận Phú Nhuận.

 

Phó bí thư thường trực quận ủy Phú Nhuận Huỳnh Đăng Linh tặng hoa cho phó giám đốc Nhà hát Kịch TPHCM Trần Quý Bình.
Phó bí thư thường trực quận ủy Phú Nhuận Huỳnh Đăng Linh tặng hoa cho phó giám đốc Nhà hát Kịch TPHCM Trần Quý Bình.

Đây là tác phẩm mở màn đợt biểu diễn quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật tiêu biểu chất lượng cao, có nội dung thiết thực về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM chỉ đạo, giao Nhà hát Kịch TPHCM tổ chức thực hiện.

Cuộc hành trình tìm bức chân dung đã gây tiếng vang tại Liên hoan sân khấu kịch nói toàn quốc 2022, và đã được Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM trao giải A giải thưởng Sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trên địa bàn TPHCM đợt 1 (giai đoạn 2021 – 2025) vào tháng 10 vừa qua.

Chỉ vài nhân vật nhưng vở diễn đã khắc họa sâu sắc tấm lòng người dân miền Nam đối với Bác Hồ.
Chỉ vài nhân vật nhưng vở diễn đã khắc họa sâu sắc tấm lòng người dân miền Nam đối với Bác Hồ.

Vở diễn kể về tấm lòng của nhân dân miền Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong những ngày tháng chiến đấu cam go nhất, nhân dân miền Nam vẫn hướng về Bác Hồ như nguồn sáng soi đường, dẫn dắt cách mạng vượt qua gian khó.

Từ sự thật lịch sử, các đền thờ Bác Hồ mọc lên khắp Nam bộ sau ngày Bác ra đi, ê-kíp vở diễn đã kể câu chuyện cảm động về hành trình tìm bức chân dung Bác Hồ làm mẫu khắc tượng thờ của một đội thiếu niên du kích. Qua đó, khắc họa tấm lòng son sắt của con người Nam bộ đối với lý tưởng độc lập dân tộc, thống nhất mà Bác là biểu tượng.

Vì sự cố hy hữu, một diễn viên đã không thể góp mặt trong vở diễn nhưng cả ê-kíp vở diễn đã
Vì sự cố bất ngờ, một diễn viên đã không thể có mặt, nhưng cả ê-kíp vở diễn đã ứng phó linh hoạt, vẫn truyền tải trọn vẹn câu chuyện kịch ý nghĩa đến với khán giả.
Vở diễn ứng dụng hiệu quả công nghệ hiện đại trong việc tạo bối cảnh sinh động
Vở diễn ứng dụng hiệu quả công nghệ hiện đại trong công tác dàn dựng tạo bối cảnh sinh động thu hút người xem.

Vở diễn đã được sự đón nhận nồng nhiệt của cán bộ, công chức, viên chức quận Phú Nhuận. Nhiều người bày tỏ sự bất ngờ trước phương thức dàn dựng mới mẻ, hiện đại kết hợp màn hình led và gauze, đã tạo nên hiệu ứng thị giác sống động, khiến vở diễn càng thêm chân thực, gần gũi.

Các diễn viên trẻ tham gia trong vở diễn.
Các diễn viên trẻ: Hoàng Tấn, Tuấn Nghĩa, Khánh Vân, Thanh Tuấn tham gia trong vở.

Ngoài Cuộc hành trình tìm bức chân dung (Nhà hát Kịch TPHCM), chương trình còn biểu diễn quảng bá các tác phẩm: kịch Cánh đồng rực lửa (Sân khấu kịch Quốc Thảo), kịch Rặng trâm bầu (Sân khấu kịch Trịnh Kim Chi), vở kịch thiếu nhi Đại náo long cung (Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ), tác phẩm múa Huyền thoại rừng Sác (Đoàn Văn công Quân khu 7) và kịch múa Tổ quốc (Trường Múa TPHCM) với 30 suất diễn trong tháng 11 và 12/2023.

Đông A

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI