Đưa Bà Tưng, Ngọc Trinh vào đề văn: Quá liều!

11/10/2013 - 10:52

PNO - PN - Đề thi học sinh giỏi dành cho học sinh lớp 12 ở Hải Phòng với câu 1 (3 điểm) có yêu cầu như sau: "Người mẫu Ngọc Trinh từng trả lời phỏng vấn rằng: “Yêu không có tiền thì cạp đất mà ăn à?”. Mới đây cô gái trẻ Lê Thị...

edf40wrjww2tblPage:Content

ThS Hồ Hoài Khanh, giáo viên ngữ văn Trường THPT Nhân Việt chia sẻ: Đề nghị luận xã hội đưa ra vấn đề nóng hổi, tươi nguyên để người học bàn luận, phân tích là đáng làm. Đáng khen là đề thi này dám đi vào một hiện tượng xã hội đang gây tranh cãi. Hiện tượng Bà Tưng, Ngọc Trinh... là vấn đề nóng của xã hội nhưng đề thi có những yêu cầu riêng, phải lựa chọn cẩn thận chứ không thể muốn đưa gì vào cũng được.

 Đặc biệt là hai nhân vật này có nhiều điều tiếng, chê nhiều hơn khen về lối sống, cách hành xử, ăn mặc...; vì thế không nên đưa vào đề thi như một điển hình. Họ không phải là nhân vật để học tập. Đề lại trích câu nói xuất phát từ quan điểm vừa mang tính cá nhân vừa tiêu cực thì không thể nâng thành quan điểm chung để mổ xẻ, phân tích và rút ra bài học. Với dạng đề này sẽ có hai hướng xảy ra: học sinh phản bác hoặc a dua làm theo. Tóm lại, người ra đề đã dám chọn một vấn đề nhạy cảm để phân tích, nhưng việc đưa thông tin vào thì lại thiếu chọn lọc, có thể ảnh hưởng đến học sinh.

Dua Ba Tung, Ngoc Trinh vao de van: Qua lieu!

Bà Tưng bị cấm biểu diễn ở các tụ điểm văn hóa do có nhiều hành vi bị cho là đi ngược thuần phong mỹ tục Việt Nam. 

Ở góc độ chuyên môn, một chuyên viên ngữ văn của Sở GD-ĐT TP.HCM phân tích: Về cấu trúc, câu hỏi đã gây khó hiểu cho thí sinh (TS), nhất là phần lệnh đề rất khó hiểu khi đưa ra hai vấn đề tiến bộ xã hội và ước mơ đại gia của cô gái trẻ mà không nói ra sự tương quan của hai vấn đề này. Điều này làm cho phần ngữ liệu ban đầu và phần lệnh đề không ăn nhập gì với nhau, cần rõ ràng hơn ở phần lệnh đề cho TS hiểu đúng yêu cầu của đề, có thể yêu cầu TS trình bày suy nghĩ về quan niệm sống tầm gửi, thực dụng của những cô gái trẻ hiện nay...

Thứ hai, việc ra đề lại xoáy vào phát biểu của hai cá nhân, không phải là những cá nhân kiệt xuất, lại thể hiện quan điểm sống thực dụng, tầm gửi thì càng không nên xoáy vào. Có thể đề cho phần ngữ liệu là “Một bộ phận giới trẻ ngày nay có lối sống thích chạy theo đại gia, vật chất, yêu cầu TS trình bày quan điểm...” sẽ tránh cho TS ấn tượng đậm, tập trung phê phán vào những cá nhân cụ thể. Đề văn là phải mang tính nhân đạo, phải lường trước những tình huống không hay xảy ra. Tùy vào lứa tuổi, có thể với nhiều em thì chưa đủ kiến thức, kỹ năng sống và sự trải nghiệm để ứng phó nên dễ bị ảnh hưởng.

“Văn học là nhân học, người ra đề nên chọn những vấn đề định hướng giới trẻ và xã hội, đồng thời khơi gợi những giá trị thẩm mỹ tốt đẹp cho người học”, thầy Nguyễn Văn Cải, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung nhìn nhận. Việc đẩy vấn đề nhạy cảm và mang tính chủ quan của những cá nhân không tiêu biểu để học tập là điểm trừ. Nếu học sinh lấy đó làm dẫn chứng trong bài làm sẽ hay hơn là trở thành vấn đề gợi ý ở đề bài. Với những điểm trừ to tướng, không khó hiểu khi đề văn này “gây bão” dư luận, không khéo sẽ tác dụng ngược nếu các em học sinh không đủ bản lĩnh, cổ xúy cho một lối sống thực dụng.

Đề nghị luận xã hội còn có nhiệm vụ kích thích học sinh tìm hiểu những vấn đề xã hội, ngoài sách vở nhiều hơn. Đề nghị luận xã hội những năm gần đây hướng vào những vấn đề báo chí nêu, khuyến khích các em đọc sách báo nhiều hơn để hiểu cuộc sống thực tế và có dữ liệu làm bài tốt hơn. Tuy nhiên, ở đây lại lấy những vấn đề của truyền thông “lá cải” làm cho học sinh không biết đọc cái gì, chọn lọc thông tin như thế nào để dung nạp cho đúng.

Giới hạn của việc “mở” đến đâu là hợp lý một lần nữa lại được đặt dấu chấm hỏi.

 Tiêu Hà

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI