Dù ơn vợ nhiều thì chồng cũng đâu phải là nô lệ

21/01/2018 - 16:08

PNO - Sáng hôm đó tôi thức dậy vì tiếng khóc bù lu bù loa. Cả làng tôi dậy sóng khi nghe tin bác trai bỏ nhà đi và cưới vợ khác, ngay ngày cận tết.

Lúc nào tôi cũng nghe bên nhà bác Râu cãi nhau. Nói cãi cho sang chứ thật ra trong dòng chí chóe vang vọng khắp xóm chỉ mỗi giọng kim the thé của bác Râu gái. Tôi đồ rằng bác Râu trai cũng có nói gì đó, kiểu thanh minh hay chống đỡ, nhưng tiếng nói của bác ấy yếu ớt quá. Hoặc giả bác Râu trai không muốn làm to chuyện, sợ muối mặt với hàng xóm nên cố nén giọng mình xuống.

Du on vo nhieu thi chong cung dau phai la no le
Ảnh minh họa

Mẹ tôi bảo bác Râu trai không cãi lại vì yếu thế đã đành, phần còn vì thương bác Râu gái. Phần khác, trong ngôi nhà ấy mọi người nghiễm nhiên xem bác Râu gái là chủ gia đình. Nghe bảo, ngày xưa nhà bác Râu trai nghèo lắm. Bác Râu gái là con phú hào giàu có.

Ngày họ lấy nhau, một trong những điều kiện tiên quyết là bác Râu trai phải ở rể. Sống nhờ nhà vợ điều tiếng ghê lắm. Dân quê tôi ví phận người ở rể như chó chui gầm chạn. Nghĩ cũng tội, bác Râu trai cứ nhẫn nhịn sống.

Những ngày bác Râu trai chưa có việc làm, bác Râu gái lại quyết định dọn nhà ra riêng. Bỏ tiền mua nhà đã đành, năm đứa con sinh ra cũng một tay bác gái nuôi nấng. Mãi đến khi đứa nhỏ nhất vào lớp một thì bác trai mới có việc làm ổn định, nhưng nguồn thu so với bác gái thì còn kém xa. 

Nhìn bác, chắc cùng cảnh ngộ đàn ông, ba tôi chép miệng: “Chung quy, người đàn ông khi không kiếm ra tiền thì trở nên yếu thế”. Đã vậy, mọi việc trong nhà đều do bác gái quyết. Bác không phải dạng đàn bà biết nhường nhịn. Có vẻ cái tôi mạnh mẽ và dòng máu phú hào chảy trong người khiến bác gái thường hay “ra lệnh”. Đôi khi bác nói như tát nước vào mặt chồng. 

Du on vo nhieu thi chong cung dau phai la no le
Ảnh minh họa

Bác trai làm ở cảng, chung chỗ với ba tôi, lại là hàng xóm nên hầu như chuyện gì cũng kể ba nghe. Bác gái nhìn hai người rầm rì đôi khi phát cáu, gọi giật ông chồng về. Nhìn cảnh bác trai cun cút ra về, lòng tôi dấy lên niềm thương cảm. Bác gái quá quắt thiệt, tôi lầm bầm với mẹ:

- Sao bác ấy làm chồng mà để vợ đè đầu cưỡi cổ quá vậy mẹ? Là con chắc ly dị.

- Học đâu ra từ ly dị vậy con? Coi phim truyền hình lắm vào! Vợ chồng bác ấy đã có với nhau năm mặt con, tình nghĩa sao kể hết, hơn nữa, bác ấy cũng ơn vợ nhiều lắm - Mẹ ôn tồn. Chắc đàn bà nên bênh nhau. 

Tôi không muốn cãi mẹ, nhưng bụng nghĩ thầm, ơn nghĩa gì, làm chồng chớ đâu có phải là nô lệ. Sau này tôi lấy vợ, gặp vầy chắc chết. 

Độ rày cận tết, phường buôn vải bận rộn hơn, công việc luôn tay nên bác Râu gái… chửi đổng cũng nhiều hơn. Đòi nợ không được. Vải chất đống. Con dậy muộn. Không kịp giờ cơm nước. Rồi phải lấy đồ trả đồ, bán sao kịp trước 30 tết.

Chuyện gì cũng làm bác Râu gái rối. Càng rối bác càng chửi. Xóm giềng nghe riết cũng quen. Chẳng ai bận tâm. Năm đứa con mượn cớ đi học nên mấy ngày cận tết là trốn tiệt. Chỉ còn bác trai lãnh đủ. 

Bác trai sang nhà nhờ ba tôi chuyển giùm đơn xin nghỉ việc.

- Sao không ráng làm thêm vài bữa, lãnh cái lương tết, nghỉ giữa chừng là mất nguyên tháng đâu được đồng nào.

- Khổ quá, vợ tôi đã quyết. Một hai bắt ở nhà phụ bả.

- Tôi nói anh nghe, chỉ dăm hôm nữa thôi được vài triệu bạc dắt túi. Vợ anh thiếu gì người phụ. 

- Thôi anh ạ, coi như phần lương đó của đi thay người.

Ba tôi khuyên không đặng bèn giục bác trai về. Bên kia ngõ bác gái đang đứng chống nạnh đành hanh ý chừng sao ở bên nhà tôi quá lâu. Bác trai vừa phẩy tay ra về, ba tôi bên này lẩm bẩm: “Đến khổ, vợ nói sao nhất nhất nghe vậy, dăm bữa nữa chứ mấy…”, đã nghe tiếng hét to bên nhà hàng xóm: “Đưa có mảnh giấy mà những năm phút, lại học xấu tôi với nhà hàng xóm đấy phải không?”.

Du on vo nhieu thi chong cung dau phai la no le
Ảnh minh họa

Trong mắt tôi, bác trai nhu nhược, chẳng đáng nể. Ba tôi bảo cái gì cũng có lý do, mẹ lại bảo phần vì tình yêu, phần vì tình nghĩa, sống được như bác trai đã là khó lắm rồi. Giúp đỡ bác ấy được thì giúp không thì thôi, đừng chì chiết.

Nhưng cứ nghe nhà hàng xóm bắt đầu đông đổng tôi lại ghét. Ba tôi ít khi cãi lời mẹ. Mẹ cũng không vì thế mà quá đáng với ba. Mẹ mà làm sai là ba chỉ rõ ràng, chẳng nuông bao giờ. Nếu lúc nào cũng cãi thì sống với nhau làm gì. 

Sáng hôm đó tôi thức dậy vì tiếng khóc bù lu bù loa. Cả làng tôi dậy sóng khi nghe tin bác trai bỏ nhà đi và cưới vợ khác, ngay ngày cận tết. Khỏi phải nói chẳng ai ngờ có một ngày lại thấy bác “anh hùng” đến vậy. Chẳng rõ bác có người khác thật không, chỉ nghe bác gái tru tréo. Bác trai vai mang ba-lô to tướng đi ra cửa.

- Ông cứ thử đi rồi đừng có về, coi thử con đó có nuôi ông được không. Đến khổ thân tôi, có chồng đốn mạt. Tôi nuôi ông rồi ông lấy tiền đó nuôi mấy con vịt giời. Ôi trời ơi là trời!

Bác trai không nói gì, im lặng đi ra cửa, thấy ba tôi đứng đó chỉ cúi đầu chào. Ba tôi gật đầu như biết rõ sự tình gì đó rồi đi thẳng. Xóm tôi đồn đãi nhiều tin. Phần lớn họ ủng hộ bác trai ra đi. Lần đầu tiên tôi thấy việc ngoại tình lại được người ta chúc phúc như vậy. Tôi cũng xoắn xít với ba:

- Bác ấy thế mà “chất”. Chơi một vố rõ đau với bác gái.

- Con liệu mà khéo ăn nói, tin đồn cũng chỉ là tin đồn.

Ba tôi nói vậy rồi im lặng đốt thuốc trầm ngâm. 

Kể từ khi bác trai đi, bác gái có phần già hẳn. Không còn nghe tiếng quang quác như mọi khi. “Vắng đàn ông quạnh nhà. Vắng đàn bà quạnh bếp”, mẹ tôi qua lại đỡ đần, phụ bác. Hai người phụ nữ trầm ngâm. Có lần bác gái khóc với mẹ tôi. Người đàn bà dù bề ngoài có mạnh mẽ đến mấy thì cũng có phút yếu đuối. Bác lại là người luôn nghĩ mình có thể kiểm soát mọi việc. Người đàn ông của bác sẽ luôn ở đó, dù bác có hành xác thế nào đi nữa. Nhưng người đàn ông đã dứt áo ra đi.

Bác gái bỗng đằm tính hẳn. Mẹ bảo kỳ lạ là bác gái chỉ “lớn lối” khi có bác trai bên cạnh. Từ khi bác trai bỏ đi, bác gái bỗng thấy mình không còn được bảo vệ nữa chăng? Hay đợi đến lúc chồng không ở bên cạnh nữa, bác mới nhận ra mình luôn được chồng nhường nhịn? Mẹ qua lại một thời gian cũng nhận ra bác gái thương bác trai nhiều lắm. Chỉ là cái tính ong óng không sửa được, lại không ai chỉ cho và không có động lực sửa.

Mùa đông năm nay lạnh giá hơn mọi năm, khi mùa tắc đương trĩu những quả xanh thì bác gái đổ bệnh. Hàng vải cuối năm của bác đi tong hết. Bác gái vỡ nợ, phải bán tháo đồ đạc trong nhà tìm cách chạy chữa. Nhà cửa trống huơ trống hoác. Bệnh tình bác trở nặng thêm.

Đúng ba mươi tết, mấy mẹ con đang bày mâm ngũ quả chuẩn bị đón giao thừa thì bác trai về. Bác về đúng ngày bác ra đi, chỉ khác là ba năm đã trôi qua, trông bác có phần hồng hào, khỏe khoắn hơn trước. 

- Mình bịnh à? Tôi nấu cháo cho mình nhé? Tôi nói rồi, không có tôi là không được, cứ đòi đuổi tôi đi.

Bác gái nước mắt lưng tròng:

- Ông về làm gì? Sao không đi theo con vịt giời nào đó luôn đi?

- Tôi nào có ai. Ngày đó vì giận bà quá, bà đuổi nên tôi mới đi - Bác nhẹ nhàng dặn mấy con chuẩn bị việc vặt, ôm lấy bác gái an ủi - Bây giờ tôi nhớ mình quá nên về với mình rồi đây, chuyện bán buôn rồi sẽ cùng bắt đầu lại, ta vẫn còn hai bàn tay, đừng đổ bệnh, đón năm mới sum vầy với tôi, mình nhé?

Bác gái và cả những đứa con đều khóc không ra tiếng, nhà tôi ở sát bên tự dưng cũng rưng rưng vì cảnh đoàn tụ này, ba tôi bảo:

- Anh ấy ra đi cũng chỉ để có thể bắt đầu một cuộc đời mới không phụ thuộc vào vợ thôi, hơn nữa, cũng là để chị ấy nhìn lại chính mình xem có cần chồng không.

Tôi ậm ừ suy nghĩ về sự phức tạp của người lớn, bỗng nhiên chợt nhớ tới việc ba nói về tin đồn bác trai có người khác chỉ là bậy bạ: “Ba biết chuyện bác ấy sẽ quay về?”. Ba tôi chỉ mỉm cười. Đàn ông vốn không nói nhiều, nhưng khi nói chỉ toàn mang tính quyết định. 

Lê Hứa Huyền Trân 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.