Dù nghèo, ba không để con đói… sách

20/08/2022 - 22:10

PNO - Gần 40 năm rồi, tôi vẫn nhớ tên những cuốn sách mà ba mua cho anh em tôi.

Ba tôi là người ham đọc sách. Khi tôi còn nhỏ, nhà nghèo, không có tiền mua sách, tôi đã thấy ông kiếm ở đâu đó vài cuốn sách và đọc say sưa.

Ông đọc lúc rảnh rỗi rồi kể cho các con nghe, có khi mấy cha con quây quần bên chiếc đèn dầu để cùng thưởng thức một cuốn sách. Giọng ông trầm ấm, đầy tình cảm. Anh em chúng tôi nghe mãi không biết chán.

Ảnh mang tính minh họa - Freepik
Ảnh Freepik

 

Một số người chưa quen thân cứ tưởng ba tôi là người học nhiều. Thực ra thì không, ba tôi đi học trễ, ông vào lớp Một khi đã hơn người khác ba tuổi. Học được ít lâu, ông xin được lên lớp. Ngày xưa việc nhảy lớp đơn giản. Thầy giáo cho làm vài bài toán và bài chính tả. Ông làm tốt, thế là lên lớp Hai. Học lớp Hai cũng không bao lâu thì ông đòi lên lớp Ba. Cũng lại làm vài bài nữa và cũng qua lớp dễ dàng. Sau này ông hay nói: “Toán tiểu học dễ ợt, ba coi qua một chút là làm được, tập làm văn mới khó…”.

Học lớp Ba không lâu, ông nghỉ để đi ở đợ cho mấy điền chủ trong vùng. Từ đó ông không bao giờ đi học nữa. Nhưng khi lớn lên, ông kết bạn với nhiều người cùng lứa có học hành đàng hoàng. Có gia đình cả bốn anh em trai đều là bạn của ông. Tính phóng khoáng, thật thà, được bạn bè quý trọng nên không mấy ai có ý phân biệt nghèo giàu với ông. Vả lại, đến nhà bạn chơi, thấy việc thì ông xắn tay làm, mà sức ông làm thường gấp đôi người khác. Có lẽ từ các mối quan hệ này, ông được mở mang nhiều, nhất là có dịp đọc được nhiều sách.

Khi nhỏ, tôi thấy ba tôi đọc Tam quốc diễn nghĩa, Thuyết Đường, Đông Chu liệt quốc, Ngũ hổ bình Tây, Phong thần diễn nghĩa, Truyện Kiều, Lục Vân Tiên… Trong số này, tôi ấn tượng sâu đậm với truyện Tam quốc, đến độ khi thấy ở đâu đó có một lối đi giữa đám lau sậy thì nhớ đến đoạn cha con Quan Vân Trường bị Mã Trung bắt…

Ảnh mang tính minh họa - Wiroj Sidhisoradej
Ảnh mang tính minh họa - Wiroj Sidhisoradej

 

Gần 40 năm rồi, tôi vẫn nhớ tên những cuốn sách mà ba mua cho anh em tôi. Những năm đó, ba tôi rời quê ở Bến Tre đi khai hoang ở H.Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, thường hai, ba tháng mới về một lần.

Mỗi lần ba về hay mua những cuốn sách được người ta bán dạo trên các chuyến xe đò. Suốt gần ba năm ba đi xa, gia tài sách của anh em chúng tôi cũng được khá nhiều. Đó là cuốn Sống nhờ, Từ trong nhà ra ngoài sân, Chiến thắng thần sét, Cây bàng lá đỏ con tàu ngày mai, Cuộc phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn, Bột mì vĩnh cửu, Chúa tể núi Tallac, Dưới đáy xã hội, Hành tinh Ôxy, Tiểu thư Merry, Tro tàn của một tổ ấm… 

Cuốn Từ trong nhà ra ngoài sân đúng như nhận xét từ một diễn đàn: “Là một cuốn sách khoa học thường thức cho trẻ em rất hay”, bởi lý giải những sự vật, hiện tượng bằng cách thức giản dị, dễ hiểu, để lý giải những điều xung quanh chúng ta, như tại sao khi quẹt diêm lại bốc ra ngọn lửa, chiếc gương ta soi hằng ngày được chế tạo như thế nào, tại sao xe đạp có hai bánh mà người đi xe đạp lại không ngã…

Hay nhờ đọc cuốn Chiến thắng thần sét mà tôi biết đến cột thu lôi, biết đến ông Benjamin Franklin, biết đến khả năng của con người trong việc chinh phục cơn thịnh nộ của trời đất…

Còn với cuốn Cuộc phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn, đến giờ tôi vẫn nhớ các “câu thơ” mà Mít Đặc đã “sáng tác”: “Hôm đi học qua dòng suối / Biết Tuốt nhảy qua con cá chuối” hay “Nhanh Nhảu đói thật tội / Nuốt chửng cái bàn là nguội”… Với cuốn này, nhiều lần ba tôi chơi trò đố anh em tôi nêu đúng và đủ các nhân vật, mà bây giờ tôi chỉ nhớ một ít, như Thuốc Viên, Thuốc Nước, Cáu Kỉnh, Kèn Đồng…

Cuốn Dưới đáy xã hội quả thực ít nhiều có tác động đến việc chọn lựa nghề nghiệp của tôi sau này. Khi đó, tôi chưa đọc hết cuốn này, vả lại những đoạn đã đọc cũng không hiểu hết, nhưng kết hợp với lời kể của ba, tôi đã có những ấn tượng đầu tiên về sự dấn thân của nhà báo. Điều đó khơi gợi và thôi thúc tôi học ngành báo chí. Sau này đọc lại tôi còn hiểu thêm về sự bất công trong xã hội Tây Đức trong thời kỳ được cho là hoàng kim của nó.

Ảnh mang tính minh họa - Andreas
Ảnh mang tính minh họa - Andreas

 

Sống nhờ của Mạnh Phú Tư thực sự là tác phẩm có ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời tôi. Bởi từ khi đọc nó, tôi đã có ước ao trở thành nhà văn, dù khi đó mới học lớp Năm. Thực sự, khi đọc xong, tôi đã bắt chước nhà văn tập viết một tự truyện, dĩ nhiên, không đầu đũa gì cả và không thể hoàn thành. Nhưng ấn tượng đó đã theo đuổi tôi suốt nhiều năm sau đó, và tôi thực sự trở thành một người sống bằng ngòi bút cũng chính từ tác phẩm này.

Nhiều năm sau, tất cả các cuốn sách cũ đó đều không còn, do nhà dột, nước ngập cùng mấy lần dời nhà. Khi có dịp tôi đều tìm lại các tác phẩm đó, dù đúng ấn bản cũ đã đọc hay là cuốn được tái bản; tôi đều giới thiệu với các con tôi đây là sách mà ngày xưa ông nội đã mua cho ba đọc…

Cuốn nào không tìm được thì tôi tìm trên mạng, đọc trên mạng, để nhớ về những ngày đọc cuốn sách đó, được tắm mình trong tình yêu thương và mong mỏi của ba tôi, để thêm một lần thấy lòng biết ơn người cha của mình mà không ngôn từ nào diễn tả hết. 

Nguyễn Minh Hải

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(1)
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.