Du lịch mở cửa, TPHCM và Đồng bằng sông Cửu Long bàn cách hút du khách

18/03/2022 - 15:34

PNO - Du lịch đã mở cửa hoàn toàn với quốc tế. TPHCM và Đồng bằng sông Cửu Long đều xem đây là cơ hội vàng để du lịch phục hồi, phát triển...

 

Đoàn công tác từ TPHCM khảo sát các điểm du lịch tại Bạc Liêu trong chương trình liên kết phát triển du lịch giữa TPHCM và 13 tỉnh/thành vùng ĐBSCL.

Đề xuất này được nêu ra trong “Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2022 - chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch TPHCM và 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL” và phát động "Mở cửa lại du lịch trong điều kiện bình thường mới" diễn ra tại Bạc Liêu ngày 18/3.

Ông Đoàn Văn Việt - Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, đánh giá liên kết không chỉ tạo sự đa dạng hóa sản phẩm còn hướng tới khai thác các sản phẩm du lịch đặc trưng của các địa phương.

Chẳng hạn, Cần Thơ có chợ nổi, An Giang có du lịch tâm linh, Kiên Giang có du lịch nghỉ dưỡng biển đảo; Cà Mau đẩy mạnh du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với rừng; Bạc Liêu khai thác sản phẩm du lịch điện gió hay du lịch đặc sản nông nghiệp…

Đồng quan điểm, bà Phan Thị Thắng, Phó chủ tịch UBND TPHCM gợi ý thêm, giai đoạn tới, các doanh nghiệp du lịch nên tận dụng sự liên kết để tạo ra các sản phẩm thu hút du khách và giúp khai thác hiệu quả các sản phẩm du lịch thế mạnh của từng địa phương.

"Du lịch đã mở cửa hoàn toàn, không chỉ thị trường nội địa mà cả thị trường quốc tế, tạo thời cơ vàng để du lịch vùng giữa TPHCM và ĐBSCL phục hồi và phát triển", bà Phan Thị Thắng, Phó chủ tịch UBND TPHCM, cho biết.

Bên cạnh diễn đàn, các tỉnh, thành phố ĐBSCL và TPHCM cũng tăng cường trao đổi thông tin, điểm đến, sản vật cho đoàn công tác nhầm xúc tiếng, quảng bá du lịch tỉnh nhà. Ảnh: Quốc Thái
Bên cạnh diễn đàn, các tỉnh, thành phố ĐBSCL và TPHCM cũng tăng cường trao đổi thông tin, điểm đến, sản vật cho đoàn công tác nhằm xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh nhà tại Hội nghị du lịch Bạc Liêu sáng 18/3 - Ảnh: Quốc Thái

Ông Trần Đoàn Thế Duy - Tổng giám đốc Vietravel cho rằng, có thể phát triển du lịch vùng 3 hướng tuyến chính: Trục Tây Nam chủ yếu là đường bộ và biên giới Campuchia sẽ tập trung phát triển chuỗi du lịch sinh thái của Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang; khu vực trung tâm là sản phẩm đặc thù (sông nước, du lịch sinh thái) của ĐBSCL ở Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cà Mau hay trải nghiệm văn hóa ở Cần Thơ, Bạc Liêu. Cuối cùng là tuyến duyên hải, gồm sản phẩm du lịch vùng ven biển, các làng nghề truyền thống Bến Tre, văn hóa tâm linh Trà Vinh, Sóc Trăng kết nối Cà Mau.

Để thực hiện kế hoạch này, ông Duy đề xuất các tỉnh thành thành lập tổ công tác chung để giải quyết vấn đề, tháo gỡ khó khăn. Đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp du lịch được tiếp cận vốn vay ưu đãi, quỹ đất, ưu đãi về thuế... 

Trước khi diễn ra hội nghị, Đoàn công tác TPHCM gồm Sở Du lịch TPHCM, các DN lữ hành, lưu trú TPHCM và các địa phương liên kết vùng Đông Nam bộ như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu... đã khảo sát một số điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Sản phẩm du lịch phải mới hơn, đặc sắc hơn

Bà Phan Thị Thắng - Phó chủ tịch UBND TPHCM cho biết, năm 2021, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế xã hội và đời sống, trong đó ngành du lịch chịu ảnh hưởng trực tiếp và toàn diện. Ngành du dịch có hơn 98% doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên nhiều doanh nghiệp phải chuyển loại hình kinh doanh hoặc đóng cửa, nhiều lao động phải rời ngành tìm kiếm việc làm khác.

Đến nay, với hiệu quả của các chính sách phòng chống dịch và chiến lược phủ vắc xin trên diện rộng nên tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, đời sống kinh tế xã hội đang bắt đầu trở lại trạng thái bình thường mới. Trong bối cảnh đó, ngành du lịch TPHCM và các tỉnh thành ĐBSCL đã chủ động nhiều biện pháp để khởi động lại hoạt động. Tuy nhiên, du lịch vùng đang đứng trước khó khăn.

Phó chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng

Theo đó, sau thời gian dài đình trệ hoạt động, cơ sở vật chất, hạ tầng các khu du lịch, khu vui chơi xuống cấp nghiêm trọng dẫn đến tình trạng nhiều sản phẩm, tour tuyến phải ngừng khai thác, số lượng sản phẩm không còn đa dạng. Song song đó, nguồn nhân lực vừa bị thiếu hụt, thiếu tay nghề ảnh hưởng đến chất lượng cũng như khả năng cung ứng dịch vụ cho du khách.

Cũng theo bà Phan Thị Thắng, việc chưa nhất quán trong các quy định phòng chống dịch của các địa phương dẫn đến việc doanh nghiệp chưa mạnh dạn trong xây dựng và chào bán các sản phẩm liên tuyến, liên vùng. Thực tế đó đòi hỏi TPHCM và 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc hợp tác giữa các tỉnh thành trên tất cả nội dung đã thống nhất.

"Tăng cường xây dựng các sản phẩm liên tuyến giữa TPHCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL trên các trục tour, tuyến mà các tỉnh thành và doanh nghiệp đã khảo sát năm 2020. Ngoài ra, các sản phẩm phải mới hơn, đặc sắc hơn, hấp dẫn hơn và nhất là đảm bảo cho du khách an toàn với COVID-19; phối hợp để tạo nguồn nhân lực nhằm bổ sung đủ lượng và chất để nâng cao chất lượng sản phẩm”, bà Thắng nói.

Song song đó, cần tăng cường công tác quảng bá thương hiệu du lịch vùng đến các thị trường để "hút" dòng khách từ các tỉnh, thành và khách du lịch quốc tế đến trải nghiệm các chương trình du lịch liên kết của vùng. Về phía TPHCM, trong năm 2022, UBND TP sẽ chỉ đạo quyết liệt để đẩy nhanh tiến độ xây dựng website chung của vùng để có thể thực hiện công tác quảng bá thương hiệu vùng, quảng bá du lịch các địa phương.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND TPHCM, du lịch đã mở cửa hoàn toàn, không chỉ thị trường nội địa và cả thị trường quốc tế. Đây là thời cơ vàng để du lịch vùng giữa TPHCM và ĐBSCL phục hồi phát triển.

Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận:

Đoàn công tác đến điểm tham quan Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu.
Đoàn công tác đến điểm tham quan Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu

 

 

Bên trong tái hiện lại nghệ thuật đờn ca tài tử, với những hiện vật như băng đĩa, nhạc cụ, chân dung những nghệ sĩ cải lương thời xưa,...
Bên trong tái hiện lại nghệ thuật đờn ca tài tử, với những hiện vật như băng đĩa, nhạc cụ, chân dung những nghệ sĩ cải lương thời xưa,...

 

Bực tượng sáp của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu 'cha đẻ' của ca khúc Dạ cổ hoài lang nổi tiếng.
Bức tượng sáp của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu 'cha đẻ' của ca khúc "Dạ cổ hoài lang" nổi tiếng

 

Năm trong bán kính 6 hải lý so với đất liền, những chiếc cối xây gió là
Nằm trong bán kính 6 hải lý (khoảng 12km) so với đất liền, những cột điện gió khổng lồ thành điểm nhấn tỉnh Bạc Liệu muốn giới thiệu đến du khách, bên cạnh thế mạnh về nghệ thuật văn hoá cải lương

 

Khung cảnh không khác gì trời Âu giữa lòng miền Tây sông nước.
Khung cảnh không khác gì trời Âu giữa miền duyên hải Tây Nam bộ

 

Đoàn được giới thiệu về nguyên lý hoạt động, cấp điện của hệ thống điện gió.
Đoàn được giới thiệu về nguyên lý hoạt động, cấp điện của hệ thống điện gió

 

Bên cạnh đó, đoàn công tác cũng có dịp thưởng thức nghệ thuật của dân tộc Khơ-me tại tỉnh Bạc Liêu tại chùa
Du khách cũng sẽ có dịp thưởng thức nghệ thuật của dân tộc Khơ-me tại tỉnh Bạc Liêu ở chùa Xiêm Cán

 

Bên cạnh đó là những điệu mua truyền thống của người Khơ-me.
Trải nghiệm những điệu mua truyền thống của người Khơ-mex

Quốc Thái - Đông Phong

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI