Đủ kiểu tận diệt chim ở Sài Gòn

08/04/2020 - 08:13

PNO - Khảo sát của WWF về mối liên hệ giữa dịch bệnh và nạn mua bán động vật hoang dã cho cho thấy chim trời là loài bị tàn sát nhiều nhất.

Ngày 7/4, Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) công bố kết quả khảo sát ý kiến người dân về mối liên hệ giữa dịch COVID-19 với tình trạng mua bán động vật hoang dã tại Việt Nam.

Khảo sát của WWF về mối liên hệ giữa dịch bệnh với nạn mua bán động vật hoang dã.
Khảo sát của WWF về mối liên hệ giữa dịch bệnh với nạn mua bán động vật hoang dã.

Kết quả cho thấy, hầu hết phụ nữ đều bày tỏ sự lo lắng về việc mua bán động vật hoang dã sẽ gây nguy cơ lây truyền dịch bệnh.

Đối với nam giới, rất người được phỏng vấn nói rằng có biết người mua bán động vật hoang dã hoặc bản thân từng mua.  Theo đó, trong các loài động vật hoang dã được mua bán, chim chiếm đến 48%, kế đến là rắn và các loài khác.

Theo các chuyên gia về bảo tồn động vật hoang dã, TPHCM là thị trường lớn về tiêu thụ các loài hoang dã nói chung cũng như chim trời nói riêng.

 Các loài chim nước ở miền tây được mang lên Sài Gòn để bán giết thịt. Ảnh chụp trên Quốc lộ 1A, đoạn thuộc địa bàn Quận 12. Ảnh: H.N
Các loài chim nước ở miền tây được mang lên Sài Gòn để bán giết thịt. Ảnh chụp trên Quốc lộ 1A, đoạn thuộc địa bàn Quận 12. Ảnh: H.N

Ngay trên, địa bàn TP.HCM, tình trạng tình trạng săn bắn, mua bán các loài chim tự nhiên trên đường phố cũng diễn ra khổ biến, công khai.

Thậm chí, ngay trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, trên đường phố Sài Gòn vẫn thấy có người đi lùng bắn chim.

Một người đàn ông dùng ná bắn chim trên đường Điện Biên Phủ (Quận 3, TP.HCM). Ảnh chụp ngày 8/3/2020. Ảnh: L. An.
Một người đàn ông dùng ná bắn chim trên đường Điện Biên Phủ (Quận 3, TP.HCM). Ảnh chụp ngày 8/3/2020. Ảnh: L. An.
Khu vực dọc sông Sài Gòn (thuộc địa bàn Quận 12, Huyện Hóc Môn, Củ Chi) thường xuất hiện nhiều người dùng máy phát âm thanh giả tiếng chim và keo dính để bẫy bắt chim số lượng lớn. Ảnh: H.N
Khu vực dọc sông Sài Gòn (thuộc địa bàn Quận 12, Huyện Hóc Môn, Củ Chi) thường xuất hiện nhiều người dùng máy phát âm thanh giả tiếng chim và keo dính để bẫy bắt chim số lượng lớn. Ảnh: H.N
Một người đàn ông đi câu rắn mối làm mồi để bẫy bắt chim bìm bịp. Ảnh: H.N
Một người đàn ông đi câu rắn mối làm mồi để bẫy bắt chim bìm bịp. Ảnh: H.N
 Chim bìm bịp bẫy được bàn bán rất nhiều trên tuyến Tỉnh lộ 8 ( thuộc địa bàn huyện Củ Chi). Ảnh: H. Nam
Chim bìm bịp bẫy được bàn bán rất nhiều trên tuyến Tỉnh lộ 8 ( thuộc địa bàn huyện Củ Chi). Ảnh: H. Nam
Chim được giết chết bán làm thịt ở Tỉnh lộ 9, địa bàn huyện Củ Chi. Ảnh: M. Nhựt
Chim được giết chết bán làm thịt ở Tỉnh lộ 9, địa bàn huyện Củ Chi. Ảnh: M. Nhựt

Theo khảo sát của WWF, nhiều người dân được lấy ý kiến đều cho rằng cần phải xử lý nghiêm các đối tượng săn bắn, mua bán động vật hoang dã để ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm như COVID-19.

Hoàng Nhiên

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(1)
  • nguyen hung 10-04-2020 01:22:02

    Nếu nhà nước quyết tâm dẹp, xử phạt nặng,chắc chắn sẽ dẹp được bọn tận diệt chim trời đó.Nhà nước dẹp được nạn bia rượu lái xe chẳng lẽ không dẹp được chúng!

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI