Du khách xem hạ nêu, khai ấn ở hoàng cung xứ Huế

11/02/2019 - 14:13

PNO - Ngày 11/2 (tức mùng 7 tết Kỷ Hợi), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ hạ nêu và khai ấn cung chúc tân xuân tại Thế Miếu và điện Long An.

Du khach xem ha neu, khai an o hoang cung xu Hue
Mô phỏng theo nghi thức thời xưa, lễ hạ nêu bao gồm các phần như cúng nêu, nhạc lễ (đại nhạc, tiểu nhạc, đánh chuông trống) và tiến hành hạ cây nêu. Cây nêu ở sân trước Thế Miếu được hạ trước rồi sau đó là đến cây nêu ở điện Long An. Trước đó vào ngày 23 tháng Chạp, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã làm lễ thướng tiêu (dựng cây nêu) để treo ấn đón tết...
Du khach xem ha neu, khai an o hoang cung xu Hue
Ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết: “Lễ hạ nêu và khai ấn là sự kiện nằm trong hoạt động phục vụ du khách trong dịp tết Kỷ Hợi 2019, được Trung tâm tổ chức nhằm khơi lại lễ nghi truyền thống, qua đó giúp du khách thấy được nét văn hóa xưa của Huế nói riêng và Việt Nam nói chung...”.
Du khach xem ha neu, khai an o hoang cung xu Hue
Lệ xưa, nghi lễ đầu tiên được nhà Nguyễn tổ chức trước tết là lễ ban sóc, còn được hiểu là lễ ban lịch năm mới, vào ngày mùng 1/12 âm lịch hàng năm. Sau lễ ban sóc là lễ tiến xuân, là nghi lễ quan trọng được tổ chức vào tiết lập xuân.
Du khach xem ha neu, khai an o hoang cung xu Hue
Cây nêu từ từ được hạ xuống từ Hiển Lâm các, kết thúc những ngày nghỉ tết ở hoàng cung xứ Huế.
Du khach xem ha neu, khai an o hoang cung xu Hue
Sau khi cây nên đã được hạ xuống, kim ấn nhanh chóng đưa về bộ phận tiếp lễ để chuẩn bị cho phần khai ấn cung chúc tân xuân.
Du khach xem ha neu, khai an o hoang cung xu Hue
Trong lúc đó đội lính nhanh chóng đưa cây nêu vừa hạ xuống ra khỏi khu vực Hiển Lâm các.
Du khach xem ha neu, khai an o hoang cung xu Hue
Kim ấn được lấy xuống từ cây nêu với bốn chữ “phú - thọ - khanh - ninh” (giàu sang, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên), cầu chúc những điều yên ổn, trường tồn cho đất nước, may mắn, ấm no cho muôn dân.
Du khach xem ha neu, khai an o hoang cung xu Hue
Ban giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trang trọng phục dựng nghi lễ xưa trong lễ phục áo dài, khăn đóng và khai ấn bằng chiếc ấn được phục chế, đóng lên các bức thư pháp ghi rất đẹp.
Du khach xem ha neu, khai an o hoang cung xu Hue
Những chữ thư pháp dành tặng cho du khách tham quan Hoàng cung Huế mang ý nghĩa như phúc, lộc, thọ, tâm, tài, đạt,… với mong muốn nhiều điều tốt đẹp, may mắn đến với mọi người trong năm mới Kỷ Hợi 2019.
Du khach xem ha neu, khai an o hoang cung xu Hue
Ai cũng muốn xin chữ đầu năm để mong mọi sự sẽ tốt lành trong mùa xuân mới.
Du khach xem ha neu, khai an o hoang cung xu Hue
Vào thời nhà Nguyễn, sau nghi lễ hạ nêu (thướng tiêu), tất cả ấn đều phải rửa sạch sau đó được đưa vào tủ và khóa lại, niêm ngoài hai chữ “Hoàng phong”. Sau lễ này, vua và các quan nghỉ việc không dùng ấn nữa. Cho đến đầu năm mới, sau lễ “khai ấn”, các công việc mới tiếp tục trở lại.
Du khach xem ha neu, khai an o hoang cung xu Hue
Các bạn trẻ vào hoàng xung xứ Huế xin chữ trong niềm vui đầu năm mới với hy vọng cả năm mọi việc suôn sẻ, nhiều thành công, đất nước được thái bình thịnh trị
Du khach xem ha neu, khai an o hoang cung xu Hue
Kỳ nghỉ tết Nguyên đán năm nay, quần thể di tích Cố đô Huế đón và phục vụ an toàn cho hơn 130.000 lượt du khách tham quan. Ngoài các phương án đảm bảo an ninh khu vực và an toàn cho du khách, nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật cũng được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức từ ngày 23 tháng Chạp đến mùng 7 tết. Trong đó, trọng điểm là 3 ngày đầu tiên năm mới, khi khu di sản Huế mở cửa phục vụ miễn vé đối với du khách Việt.

Thuận Hóa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI