Du khách vô tình chụp được voọc mông trắng khi tham quan ở Ninh Bình

06/11/2024 - 12:03

PNO - Khi di chuyển bằng thuyền đến thắng cảnh Tràng An, Ninh Bình, anh An Bùi đã tình cờ phát hiện và ghi lại hình ảnh voọc mông trắng nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.

Anh An Bùi, một du khách người TPHCM đã chia sẻ bộ ảnh anh chụp được khoảnh khắc đàn vọc mông trắng bên bờ sông trong hành trình viếng thăm thắng cảnh Tràng An, Ninh Bình vào tháng trước.
Anh An Bùi - một du khách ở TPHCM - đã chia sẻ bộ ảnh anh chụp được khoảnh khắc đàn voọc mông trắng bên bờ sông trong chuyến đến thắng cảnh Tràng An, Ninh Bình vào tháng trước.
1
1
Hôm đó, đoàn chúng tôi di chuyển từ bến đò đến thắng cảnh Tràng An. Khi thuyền đang di chuyển trên sông, một thành viên trong đoàn chợt chỉ và một hàng cây sát bờ sông nói rằng có đàn khỉ đang ăn lá cây. Theo hướng chỉ của thành viên, cả đoàn phát hiện một nhóm con gì đó đang chuyền từ cây này sang cây khác, ăn lá cây và trái. Khi cả đoàn đang băn khoăn về tên gọi chính xác của động vật này thì một người nhanh tay tra trên mạng và có được thông tin là vọc mông trắng, vooc quần ren, hay vooc ... Người lái thuyền dừng lại, di chuyển gần bờ, nhưng không quá gần để không khiến đàn vọc bỏ đi, anh An Bùi kể.
"Hôm đó, đoàn chúng tôi di chuyển từ bến đò đến thắng cảnh Tràng An. Khi thuyền đang di chuyển trên sông, một thành viên trong đoàn chợt chỉ hàng cây sát bờ sông nói rằng có một nhóm "con gì đó" đang ăn lá cây.
2
Theo hướng chỉ của thành viên, cả đoàn phát hiện một nhóm "con gì đó" đang chuyền từ cây này sang cây khác, ăn lá cây và trái. Một người nhanh tay tra trên mạng và có được thông tin là voọc mông trắng, voọc quần đùi... Thấy thú vị, các thành viên nhờ người lái thuyền di chuyển gần bờ, nhưng không quá gần để không khiến đàn voọc bỏ đi" - anh An Bùi kể.
3
2
Voọc mông trắng có tên gọi khoa học là Trachypithecus delacouri, là một loài linh trưởng cỡ lớn, thuộc họ khỉ. Chúng được xác định là loài đặc hữu của Việt Nam, không có ở bất kỳ nơi nào khác trên Trái đất, có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới, xếp hạng rất nguy cấp.
6
7
Thống kê vào năm 2023: "Voọc mông trắng chỉ còn tồn tại khoảng 300 cá thể ngoài tự nhiên và được phân bố chính tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình (khoảng 200 cá thể) và gần 100 cá thể ở vùng rừng thuộc tỉnh Hà Nam. Ngoài ra loài này còn phân bố tự nhiên rải rác với số lượng không đáng kể".
8
Vì thế, việc anh An Bùi và đoàn khách tham quan có thể nhìn thấy những cá thể voọc mông trắng khi di chuyển dọc sông là trường hợp hi hữu "chỉ có thể gặp, không thể cầu".
9
10
Chia sẻ về cảm xúc của mình, anh An Bùi không giấu được sự tự hào: "Tôi rất vui và hạnh phúc khi được là một trong số ít người có thể quan sát voọc mông trắng ở khoảng cách gần".

Ngoài ra, anh An Bùi còn quay clip về đàn voọc mông trắng:

An Bùi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI