Chi tiền triệu mua ngựa, thuyền “hóa vàng” xin ơn ông Hoàng Mười

30/01/2023 - 20:46

PNO - Những ngày đầu năm, đền ông Hoàng Mười luôn tấp nập du khách thập phương tới tham quan, cầu tài lộc…

 

Đền ông Hoàng Mười (xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) gắn với truyền thuyết về vị thần được phái xuống trần gian hóa thân thành một vị tướng tài ba dưới thời nhà Lê, có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giúp dân no ấm và được người dân lập đền thờ. Lễ hội Đền ông Hoàng Mười diễn ra vào ngày 9/10 tháng Mười âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, những ngày đầu năm, ngôi đền này vẫn luôn tấp nập du khách thập phương tới tham quan, cầu tài lộc…
Đền ông Hoàng Mười (xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) gắn với truyền thuyết về vị thần được phái xuống trần gian hóa thân thành một vị tướng tài ba dưới thời nhà Lê. Lễ hội đền ông Hoàng Mười diễn ra vào tháng 10 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, những ngày đầu năm, ngôi đền này vẫn luôn tấp nập du khách thập phương tới tham quan, cầu tài lộc…
Khu vực viết sớ luôn tấp nập du khách. Ngoài mưu cầu công danh, tài lộc, sức khỏe, đền ông Hoàng Mười còn là điểm đến của rất nhiều người làm kinh doanh, với mong muốn một năm buôn bán thuận lợi.
Khu vực viết sớ luôn tấp nập du khách. Ngoài mưu cầu công danh, tài lộc, sức khỏe, đền ông Hoàng Mười còn là điểm đến của rất nhiều người làm kinh doanh, với mong muốn một năm buôn bán thuận lợi.
Tùy vào khả năng của mình, những người đến đây đều tự chuẩn bị lễ vật từ đơn giản với thẻ hương, gói bánh đến những mâm lễ cầu kỳ tiền triệu.
Tùy vào khả năng của mình, những người đến đây đều tự chuẩn bị lễ vật từ đơn giản với thẻ hương, gói bánh đến những mâm lễ cầu kỳ tiền triệu.
Không ít du khách chi “đậm tay” để sắm những mâm lễ khủng cao vượt quá đầu người. Ngoài tiền vàng, áo mũ… trên mâm lễ còn có hoa quả, bánh kẹo, bia, nước ngọt… Những mâm lễ này thường có giá giao động từ vài trăm đến vài triệu đồng.
Không ít du khách chi “đậm tay” để sắm những mâm lễ khủng cao vượt quá đầu người. Ngoài tiền vàng, áo mũ… trên mâm lễ còn có hoa quả, bánh kẹo, bia, nước ngọt… Những mâm lễ này thường có giá dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng.
Với mâm lễ này, chỉ đàn ông trai tráng khỏe mạnh mới có thể bê trên tay vượt hàng trăm mét từ cổng đền tới khu vực hành lễ. Không ít du khách buộc phải sử dụng xe để vận chuyển những mâm lễ này.
Với mâm lễ này, chỉ đàn ông trai tráng khỏe mạnh mới có thể bê trên tay vượt hàng trăm mét từ cổng đền tới khu vực hành lễ. Không ít du khách buộc phải sử dụng xe để vận chuyển những mâm lễ này.
Ngoài kẹo, bánh, nước, bia, hoa quả, thuốc lá,... du khách còn nhét thêm tiền lẻ lên các mâm lễ.
Ngoài kẹo, bánh, nước, bia, hoa quả, thuốc lá... du khách còn nhét thêm tiền lẻ lên các mâm lễ.
Chị Hòa - một du khách đến từ Hà Nội cho biết, tương truyền, ông Hoàng Mười là vị linh thần ở hàng thứ 3 trong hệ thống thần linh của điện thần Tứ phủ, được coi là vị thánh chuyên ban lộc về công danh. Bởi vậy, hầu như năm nào chị và người thân cũng tranh thủ vào Nghệ An để ghé thăm, cầu tài lộc tại ngôi đền này.
Chị Hòa - một du khách đến từ Hà Nội cho biết, tương truyền, ông Hoàng Mười là vị linh thần ở hàng thứ 3 trong hệ thống thần linh của điện thần Tứ phủ, được coi là vị thánh chuyên ban lộc về công danh. Bởi vậy, hầu như năm nào chị và người thân cũng tranh thủ vào Nghệ An để ghé thăm, cầu tài lộc tại ngôi đền này.
Ngoài các mâm lễ, nhiều người còn chi tiền triệu sắm ngựa giấy, thuyền giấy vào đền để làm lễ, hóa vàng.
Ngoài các mâm lễ, nhiều người còn chi tiền triệu sắm ngựa giấy, thuyền giấy vào đền để làm lễ, hóa vàng.
Theo khảo sát, ngựa giấy, thuyền giấy được bày bán tràn lan ở các quầy bán đồ lễ phía ngoài đền Hoàng Mười. Tùy vào kích thước to nhỏ từ 1m-2m, những con ngựa giấy, thuyền giất có giá trung bình 200.000-400.000 đồng.
Theo khảo sát, ngựa giấy, thuyền giấy được bày bán tràn lan ở các quầy bán đồ lễ phía ngoài đền ông Hoàng Mười. Tùy vào kích thước, những con ngựa giấy, thuyền giấy có giá trung bình 200.000-400.000 đồng.
Những con ngựa giấy được trang trí cầu kỳ. Khu vực quanh đền thường có hàng chục chú ngựa giấy xếp hàng chờ tới lượt vào làm lễ.
Những con ngựa giấy được trang trí cầu kỳ. Khu vực quanh đền thường có hàng chục chú ngựa giấy xếp hàng chờ tới lượt vào làm lễ.
Một số du khách cho hay, quan Hoàng Mười là một vị tướng đánh trận giỏi nên cần ngựa để xông pha trận mạc, nếu đánh trận trên sông thì cần thuyền. Vì thế, họ đốt những thứ này cho ông khi đến ngôi đền này xin ơn.
Một số du khách cho hay, ông Hoàng Mười là một vị tướng đánh trận giỏi nên cần ngựa để xông pha trận mạc, nếu đánh trận trên sông thì cần thuyền. Vì thế, họ đốt những thứ này cho ông khi đến ngôi đền này xin ơn.
Lò hóa vàng mã ở đền ông Hoàng Mười những ngày này quá tải vì nhiều người liên tiếp đẩy ngựa giấy, vàng mã... vào đốt. Ban quản lý phân công 2-3 người phụ nữ túc trực ở đây hỗ trợ du khách và dọn dẹp, đảm bảo vệ sinh.
Lò hóa vàng mã ở đền ông Hoàng Mười những ngày này quá tải vì nhiều người liên tiếp đẩy ngựa giấy, vàng mã... vào đốt. Ban quản lý phân công 2-3 người phụ nữ túc trực ở đây hỗ trợ du khách và dọn dẹp, đảm bảo vệ sinh.
Do quá khổ, nhiều du khách đành phải mang ngựa giấy, thuyền giấy ra hẳn khu vực bãi đất trống cạnh lò hoá vàng mã để đốt.
Do quá khổ, nhiều du khách đành phải mang ngựa giấy, thuyền giấy ra hẳn khu vực bãi đất trống cạnh lò hoá vàng mã để đốt
Đền ông Hoàng Mười được xây dựng từ thế kỷ 17. Trải qua nhiều biến thiên lịch sử, đền không còn nguyên vẹn. Năm 1995, đền được trùng tu, khôi phục. Đền ông Hoàng Mười còn có tên khác là Mỏ Hạc Linh Từ với kiến trúc độc đáo và giá trị văn hóa, tín ngưỡng trong hệ thống đạo Mẫu tứ phủ Liễu Hạnh. Năm 2002, đền ông Hoàng Mười được UBND tỉnh Nghệ An xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.

Phan Ngọc

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=