‘Du hí’ 3 miền qua âm nhạc truyền thống

20/10/2019 - 17:00

PNO - Gói gọn trong không gian nhỏ và thời lượng nhất định nhưng khán giả vẫn có thể cảm nhận được nét đẹp của các loại hình nghệ thuật truyền thống trong chương trình ‘Phụ nữ trong không gian di sản văn hoá dân tộc’.

Nhân dịp kỷ niệm 20/10, Bảo tàng Áo dài đã tôn vinh những người phụ nữ đang giữ hồn cho các loại hình nghệ thuật truyền thống như: quan họ, ví giặm và đờn ca tài tử thông qua chương trình Phụ nữ trong không gian di sản văn hoá dân tộc. Gói gọn trong không gian nhỏ và thời gian ngắn nhưng khán giả vẫn có thể cảm nhận được nét đẹp, chất tình, chất thơ từ trong những giá trị đáng quý này.

Những liền anh, liền chị đã mang đến những khúc ca quan họ lời cổ như: Khách đến chơi nhà, Ngồi tựa mạn thuyền hay Người ở đừng về.

‘Du hi’ 3 mien qua am nhac truyen thong
Các liền anh, liền chị mang quan họ vào Sài Gòn

Các liền anh, liền chị hát Khách đến chơi nhà:

 

Nghệ nhân Thanh Tâm cho biết hiện nay loại hình quan họ truyền thống chủ yếu được gìn giữ, trợ giúp ở miền Bắc, cái nôi sinh ra dân ca quan họ. Trong khi đó, những câu lạc bộ được thành lập ở miền Nam chủ yếu duy trì hoạt động, trang phục, cách truyền bá, đi biểu diễn hoàn toàn từ tâm nguyện, mọi người tự đóng góp với nhau, chưa nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào.

“Chúng tôi cũng mở lớp dạy hoặc cũng được các trường mời về, nhưng cũng chỉ là tiền xăng xe đi lại. Nhưng điều đó không quá quan trọng, bởi khi yêu quê hương mình, muốn quan họ lan toả thì trước tiên mỗi cá nhân phải bỏ công sức, tâm huyết. Thực sự, chờ đợi kinh phí, sự hỗ trợ thì cũng khó khăn vô cùng”, nghệ nhân Thanh Tâm chia sẻ.

‘Du hi’ 3 mien qua am nhac truyen thong
Nghệ nhân Thanh Tâm (phải)

NSƯT Hồng Oanh và Câu lạc bộ Ví giặm sông Lam mang đến một số tiết mục như: Về miền ví giặm, Nghĩa mẹ công cha... Bà cho rằng hiện nay việc bảo tồn những giá trị nghệ thuật truyền thống là điều hết sức thiết.

“Cây có cội nước có nguồn. Mỗi người góp một chút nhỏ sẽ giúp bảo tồn được giá trị này. Đừng nói xa xôi chuyện bảo vệ để chúng thành di sản văn hoá của thế giới mà trước tiên là để người Việt giữ lấy chính mình.

Chúng ta ra nước ngoài, đâu thể lúc nào cũng mang được sản vật quê hương. Lúc này, những giá trị nghệ thuật tinh thần lại phát huy được giá trị của mình. Tôi cũng chỉ kỳ vọng mỗi người hiểu được đó là trách nhiệm của mình, để ra bên ngoài chúng ta có cái để tự hào”, nữ nghệ sĩ chia sẻ.

‘Du hi’ 3 mien qua am nhac truyen thong
Nghệ sĩ Hồng Oanh (áo đỏ) luôn trăn trở với việc gìn giữ các loại hình văn hoá nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Các nghệ sĩ hát ví giặm:

 

Khi về với miền Nam, khán giả lại được thưởng thức những bài ca cổ mùi mẫn trong Người mẹ Phước Thành, Giọt sữa cuối cùng.

‘Du hi’ 3 mien qua am nhac truyen thong
Nghệ thuật đờn ca tài tử đặc trưng cho vùng đất phương Nam.

Nghệ sĩ Tường An hát Giọt sữa cuối cùng:

 
‘Du hi’ 3 mien qua am nhac truyen thong
Không gian triển lãm giới thiệu trang phục gắn liền với 3 loại hình nghệ thuật trên. Trong ảnh là trang phục của các liền anh, liền chị dân ca quan họ.
‘Du hi’ 3 mien qua am nhac truyen thong
Trang phục của nghệ sĩ hát ví giặm.
‘Du hi’ 3 mien qua am nhac truyen thong
Trang phục của nghệ sĩ hát đờn ca tài tử.
‘Du hi’ 3 mien qua am nhac truyen thong
 
‘Du hi’ 3 mien qua am nhac truyen thong
Khán giả lắng nghe phần thuyết trình về những loại trang phục trên.

Trung Sơn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI