Dự án công viên Safari: Sau 10 năm, dân vẫn còn khiếu nại bồi thường

30/10/2014 - 12:03

PNO - PN - Dự án Công viên Sài Gòn Safari (Thảo Cầm Viên mới) có tổng diện tích 485ha, nằm trên địa bàn hai xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi, là công viên du lịch sinh thái có tầm cỡ quốc gia và khu vực Đông Nam Á; là nơi bảo tồn,...

edf40wrjww2tblPage:Content

Ông Đoàn Văn Xuân, ấp Ba Sòng, xã An Nhơn Tây, H.Củ Chi, phản ánh lên báo Phụ Nữ: gia đình ông có 17.827m2  đất, biên bản kiểm kê ngày 17/10/2004 xác định đất của gia đình ông là đất vườn gò tự nhiên xen khu dân cư, đáng lẽ được hưởng khung giá 150.000đ/m2, nhưng huyện đã áp giá là đất trồng cây ngắn ngày: 75.000đ/m2, nên tổng số tiền bồi thường chỉ hơn 1,4 tỷ đồng.

Trong khi đó, một số hộ khác đất bỏ hoang hoặc trồng cây hàng năm thì lại được bồi thường với giá gấp đôi. Do thấy quá bất công, gia đình ông Xuân liên tục làm đơn khiếu nại nhưng UBND H.Củ Chi không giải quyết. Vì thế ông Xuân đã khiếu nại lên Thanh tra Thành phố.

Du an cong vien Safari: Sau 10 nam, dan vãn còn khiéu nại bòi thuòng

Ông Xuân bên thửa đất của mình

Tháng 8/2009, Thanh tra TP có công văn trả lời khiếu nại của ông Xuân (và bốn hộ gia đình khác): “Trong biên bản kiểm kê hiện trạng ghi nhận 17.827m2 (của gia đình ông Xuân) là đất vườn gò tự nhiên xen khu dân cư. Tuy nhiên, UBND H.Củ Chi đã tự xác định lại phần đất trồng cây lâu năm và chiết tính bồi thường theo đơn giá 75.000đ/m2 là chưa đúng với nội dung biên bản kiểm tra hiện trạng”.

Ngoài ra, Thanh tra TP còn kết luận: UBND H.Củ Chi chưa xin ý kiến của UBND TP đối với những trường hợp tự vận dụng.

Đúng sai tưởng đã rõ, nhưng UBND H.Củ Chi vẫn không giải quyết. Đã vậy, đến tháng 6/2012, UBND H.Củ Chi còn có công văn số 3719 gửi UBND TP.HCM xin xác nhận tám tiêu chí để xác định cụ thể loại đất bồi thường trong dự án. Công văn cũng xác nhận còn 20 khiếu nại nên phải xin tiêu chí bồi thường.

Như vậy, hàng trăm hộ gia đình mà UBND huyện đã bồi thường trong tám năm là không theo tiêu chí nào hay sao? Liệu đây có phải là cách UBND H.Củ Chi hợp thức hóa việc làm sai trái và không đúng quy trình trước đó?

Ông Xuân tiếp tục khiếu nại. Đến tháng 5/2013, UBND H.Củ Chi có quyết định 4285 về việc bồi thường thiệt hại cho gia đình ông Xuân. Theo đó, gia đình ông sẽ được nhận bồi thường hơn 5,5 tỷ đồng (thay vì hơn 1,4 tỷ đồng vào thời điểm 2004), trong đó, số tiền bồi thường đất gần 2,8 tỷ đồng, tiền lãi suất ngân hàng từ năm 2004 đến năm 2013 là hơn 2,7 tỷ đồng.

Ông Xuân chua xót: “Hơn 10 năm đi khiếu nại, tốn bao nhiêu tiền bạc công sức, chạy tới chạy lui. Nếu năm 2004, lãnh đạo H.Củ Chi làm việc có trách nhiệm thì thời điểm đó gia đình tôi được bồi thường hơn 2,8 tỷ đồng, có thể mua được hai mẫu đất, làm lụng, cho thuê hơn 10 năm nay đã dư dả rất nhiều. Còn với số tiền bồi thường hiện tại, cả gốc lẫn lãi 5,5 tỷ đồng, gia đình tôi không thể mua được một mẫu đất. Vì vậy, gia đình tôi đề nghị phải lấy khung giá đất được áp dụng của thời điểm hiện tại là 680.000đ/m2 (mức giá mà công trình Đền Gia Định trả khi thu hồi đất tại xã Phú Mỹ Hưng gần đó), có như vậy mới thỏa đáng”.

Tuy nhiên, yêu cầu này của gia đình ông Xuân đã bị huyện nhiều lần bác bỏ. Mới đây, gia đình ông Xuân chấp nhận số tiền 5,5 tỷ đồng thì UBND huyện lại cho biết... phải chờ ý kiến của UBND TP.

Trao đổi với PV, ông Lê Minh Tấn, Chủ tịch UBND H.Củ Chi cho biết: hiện UBND TP đang giao tổ liên ngành kiểm tra lại sự việc để trả lời cho các hộ dân. Riêng trường hợp của ông Xuân, thanh tra đang khảo sát lại, nếu đúng thì cho ông Xuân nhận tiền, nếu sai thì thu hồi lại quyết định 4285.

Liên quan đến dự án trên, UBND TP vừa giao UBND H.Củ Chi phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường tiếp xúc, đối thoại với các hộ dân nhằm giải quyết phản ảnh,kiến nghị.

 MAI PHAN

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI