|
Mỹ đột nhiên xuống nước với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông |
Mỹ đổi thái độ về vấn đề Biển Đông
Ngày 7/6, phát biểu kết thúc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ (S&ED) lần thứ 8 tại thủ đô Bắc Kinh, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố, Washington ủng hộ các cuộc thương lượng về những tuyên bố chủ quyền khác nhau trên Biển Đông.
Ông Kerry nêu rõ giới chức Mỹ và Trung Quốc đã tái khẳng định những cam kết về tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông.
Trước đó, phát biểu tại S&ED vào sáng 6/6 tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đã kêu gọi nỗ lực chung nhằm tìm một giải pháp ngoại giao cho tình hình căng thẳng leo thang tại Biển Đông.
Hãng thông tấn Kyodo dẫn lời ông Kerry nêu rõ không thể giải quyết vấn đề trên bằng hành động đơn phương mà phải thông qua luật pháp, ngoại giao và thương lượng. Ông bày tỏ hy vọng Trung Quốc sẽ giải quyết vấn đề này một cách hòa bình.
Về vấn đề này, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì nhắc lại quan điểm của Bắc Kinh muốn giải quyết giữa các nước có liên quan.
Trong buổi khai mạc S&ED cùng ngày, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đề cập rằng Trung Quốc và Mỹ nên giải quyết thích đáng các vấn đề "nhạy cảm" và những bất đồng trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và bình đẳng.
Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng Mỹ và Trung Quốc có chung các lợi ích ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nên phải tăng cường tin tưởng lẫn nhau, tăng cường liên lạc, hợp tác trong các vấn đề của khu vực.
Cần phải nói thêm rằng tại S&ED Mỹ và Trung Quốc cũng đã đạt được thỏa thuận trong vấn đề kinh tế.
Cụ thể, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew kêu gọi Trung Quốc đẩy nhanh việc thực hiện các kế hoạch giảm tình trạng sản xuất dư thừa, đặt biệt là thép và nhôm, gây ảnh hưởng xấu tới các thị trường toàn cầu.
Giới chức cấp cao của Mỹ một lần nữa hối thúc Trung Quốc giảm các rào cản đối với các doanh nghiệp nước ngoài, khi ngày càng có thêm những lo ngại do môi trường pháp lý phức tạp hơn. Đồng thời đặt ra câu hỏi, liệu họ có được chào đón tại Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhận định, khi hai nền kinh tế trở nên gắn kết hơn trong sự thịnh vượng chung, hai nền kinh tế đó phải nỗ lực nhiều hơn để duy trì quan hệ kinh tế cân bằng.
Ông cho rằng hai nước phải bàn về sở hữu trí tuệ, về sự minh bạch và trách nhiệm giải trình, về sự chắc chắn cũng như các quy định. Theo ông, các rào cản đối với đầu tư ở Trung Quốc cần sớm được dỡ bỏ.
Đáp lại những đề xuất từ phía Mỹ, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì cho rằng, Trung Quốc đang tiến tới mở cửa các thị trường và dẫn ra việc đàm phán về hiệp định đầu tư song phương làm ví dụ.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng cam kết sẽ hành động nhằm giảm tình trạng sản xuất dư thừa, đồng thời cảnh báo căng thẳng ngoại giao có thể ảnh hưởng tới các quan hệ thương mại giữa hai bên.
Thực tế hoàn toàn khác tại Shangri-La
Thế nhưng ở một động thái khác, ngày 4/6, phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2016 ở Singapore, Bộ trưởng Carter cho rằng Trung Quốc có nguy cơ phải chịu rủi ro khi xây dựng "Trường Thành tự cô lập" bằng hành động bành trướng quân sự ở các vùng biển có tranh chấp. Song ông cũng đề nghị tăng cường hợp tác an ninh song phương nhằm giảm thiểu các nguy cơ rủi ro.
Khi được hỏi về bãi đá ngầm tranh chấp Scarborough giữa Philippines và Trung Quốc, ông Carter nói: "Tôi hy vọng rằng diễn biến bành trướng này không xảy ra bởi vì điều đó sẽ dẫn tới những hành động của cả Mỹ và của các nước khác trong khu vực, dẫn tới kết quả không chỉ làm gia tăng căng thẳng mà còn cô lập Trung Quốc".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cũng cảnh báo Trung Quốc về hành vi khiêu khích của nước này ở Biển Đông và cho rằng bất kỳ hành động nào của Trung Quốc nhằm cải tạo bãi cạn Scarborough trên vùng biển tranh chấp sẽ dẫn tới nhiều hậu quả.
Ông Carter nói: “Tôi hy vọng việc này sẽ không xảy ra, bởi nó sẽ dẫn tới việc Mỹ và các nước khác trong khu vực tiến hành các hành động sẽ không chỉ làm gia tăng căng thẳng mà còn gây cô lập Trung Quốc. Mỹ sẽ vẫn là quân đội hùng mạnh nhất và là nhân tố chính yếu đảm bảo an ninh khu vực trong nhiều thập kỷ tới - và điều này là không thể nghi ngờ”.
Biển Đông đã trở thành điểm nóng giữa Mỹ, nước đang xoay trục sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Trung Quốc, nước đang phô trương sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự lớn hơn bao giờ hết trong khu vực.
Có thể thấy rằng, việc Mỹ ''hạ giọng'' tại cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ là có mục đích riêng. Về cơ bản, hai nước có nền kinh tế lớn thứ nhất và thứ hai thế giới vẫn đang có mối ràng buộc chặt chẽ và không thể tách rời.
Bất kỳ một động thái đáng kể nào về chiến lược kinh tế liên quan đến hai nước cũng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, không chỉ Mỹ và Trung Quốc phải chịu ảnh hưởng mà nó còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế Thế giới.
Bản thân Mỹ cũng hiểu rõ vấn đề này hơn bất kỳ ai. Nếu đặt lợi ích kinh tế và việc đảm bảo an ninh tại châu Á - Thái Bình Dương lên bàn cân thì chắc hẳn Washington sẽ có một lựa chọn khôn ngoan để đảm bảo vị trí số 1 của mình.
Biển Đông đã trở thành điểm nóng giữa Mỹ, nước đang xoay trục sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Trung Quốc, nước đang phô trương sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự lớn hơn bao giờ hết trong khu vực.
Có thể thấy rằng, việc Mỹ ''hạ giọng'' tại cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ là có mục đích riêng. Về cơ bản, hai nước có nền kinh tế lớn thứ nhất và thứ hai thế giới vẫn đang có mối ràng buộc chặt chẽ và không thể tách rời.
Bất kỳ một động thái đáng kể nào về chiến lược kinh tế liên quan đến hai nước cũng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, không chỉ Mỹ và Trung Quốc phải chịu ảnh hưởng mà nó còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế Thế giới.
Bản thân Mỹ cũng hiểu rõ vấn đề này hơn bất kỳ ai. Nếu đặt lợi ích kinh tế và việc đảm bảo an ninh tại châu Á - Thái Bình Dương lên bàn cân thì chắc hẳn Washington sẽ có một lựa chọn khôn ngoan để đảm bảo vị trí số 1 của mình.
Trung Kiên