Từ nữ danh ca Dusty đến ban nhạc Motown, từ Mick Jagger đến Kinks… những ca khúc, hình ảnh, câu lạc bộ và quần áo của họ đều mang tính giải phóng cho một điều gì đó ở xứ sở sương mù.
|
Quản lý của The Beatles - Brian Epstein (giữa) cùng với John Lennon và Paul McCartney trong hậu đài của hãng thu, chuẩn bị cho chương trình phát sóng toàn thế giới có tên Our World vào năm 1967. (Ảnh: David Magnus/Rex Features).
|
Một trong những việc cuối cùng Brian Epstein làm dưới danh nghĩa quản lý của nhóm nhạc The Beatles chính là ký hợp đồng cho nhóm đại diện nước Anh trong sự kiện truyền hình toàn cầu có tên Our World, đưa hình ảnh của nhóm nhạc đến gần 400 triệu người ở 25 quốc gia. Và thế là, ngày 27/7/1967 – ngày đối tượng đồng tính nam được phần nào giải phóng tại Anh quốc – cũng là ngày ca khúc All You Need Is Love của nhóm vươn lên dẫn đầu trong các bảng xếp hạng âm nhạc.
Đúng một tháng sau, Epstein đột ngột qua đời do sử dụng thuốc ngủ quá liều, tuy nhiên, trong cáo phó của ông không hề có một điểm nào đề cập đến vấn đề đồng tính. Sinh thời, ông không hề che giấu con người thật của mình, thậm chí điều đó khiến ông đau khổ rất nhiều và chuyện này không hề xa lạ trong giới nhạc pop đương thời.
Tuy nhiên, ngay cả sau khi Luật về tội tình dục được thông qua, nó không được coi là một chủ đề đáng thảo luận. Có lẽ, "phép thuật" mà The Beatles đã tạo ra vẫn còn đó nhưng bị đánh giá là không phù hợp.
Không thể chối cãi sự thật rằng Epstein đóng một vai trò quan trọng trong thành công của ban nhạc huyền thoại The Beatles. Ông từng tâm sự rằng, nếu mỗi chúng ta đều nhận được một cú hích đủ mạnh, ai cũng có thể trở nên vĩ đại, thậm chí hơn cả Elvis Presley.
Nhà sản xuất Andrew Loog Oldham – người từng có cơ hội làm việc với Epstein vào khoảng đầu năm 1963 - chia sẻ: “Khi bạn ngồi xuống bên cạnh Brian, bạn sẽ biết ngay rằng mình đang làm việc với một người đàn ông có tầm nhìn xa và sẽ không một ai trên thế gian này có tầm nhìn như ông ấy cả”.
Có thể nói, Epstein là người đồng tính nam duy nhất làm việc trong ngành công nghiệp âm nhạc vào những năm 1960. Theo nghĩa rộng nhất, công nghệ bầu show là một tấm khiên an toàn, bảo vệ một hoặc một vài cá nhân trong một thế giới mà chỉ một biểu hiện đơn giản bộc lộ rõ bản chất thật cũng có thể khiến bạn bị tống tiền, truy tố và thậm chí bị giam cầm trong nhà tù hoặc bệnh viện tâm thần.
Ngoài ra, nó còn mở ra những lời hứa hẹn về danh tiếng, tiền bạc và sự hấp dẫn tình dục… vào một canh bài may rủi mang tên “ngôi sao nhạc pop”.
Kể từ đó, những ngôi sao nhạc rock người Anh, từ Cliff Richard, Billy Fury đến The Beatles, đều thể hiện sự nam tính một cách mềm mỏng hơn, như một cách ngầm phản ánh khía cạnh đồng tính trong giới nghệ thuật, đồng thời đó cũng là một cách họ nhắm đến đối tượng phụ nữ trẻ. Các nhóm nối gót The Beatles như Rolling Stones hay Kinks đều thể hiện phong cách hòa trộn giữa hai giới.
|
Một cuộc biểu tình do Chiến dịch vì Bình đẳng Đồng tính tổ chức. (Ảnh: Hulton Deutsch/Corbis via Getty) |
Tuy vậy, mặc hào quang của các quản lý ngôi sao như Larry Parnes - người sáng tạo ra nền văn hoá pop cho nước Anh vào giữa những năm 1950, và cả Epstein, họ thực sự là những người hùng thầm lặng. Rõ ràng, việc họ là ai, là gì không hề ảnh hưởng đến công chúng và báo chí. Không một ngôi sao người Anh nào dám công khai giới tính thật của mình trong suốt những năm 1960, đó là do sức ảnh hưởng của tình dục đồng giới, trong bối cảnh vẫn còn bị chôn chặt trong nền văn hóa nhạc pop, vẫn còn chưa sâu sắc.
Điều quan trọng cần lưu ý là việc thông qua đạo luật không hề bắt nguồn trực tiếp từ nền văn hoá nhạc pop. Khác với Mỹ - nơi các nhà hoạt động xã hội đều trẻ và các nhóm áp lực đã quyết định theo đuổi phong trào đấu tranh dân chủ năm 1966, ở Anh, việc thay đổi luật pháp chỉ diễn ra theo kiểu vận động hành lang truyền thống hay theo hướng dẫn của nghị viện. Hầu hết những người có liên quan, chẳng hạn như hai chính khách chịu trách nhiệm chính như Leo Abse, Lord Arran và một số thành viên của Hiệp hội Cải cách Tình dục đồng giới (sau này là Chiến dịch vì Bình đẳng Đồng tính) đều lớn tuổi hơn và thuộc về thế hệ trước.
Mặc dù Luật về tội tình dục đã nới lỏng các biện pháp hạn chế đối với người đồng tính, nhưng chẳng ai dám ăn mừng cho đến khi nó chính thức được thông qua. Có người cho rằng đã đến thời đại mà người đồng tính được tôn trọng, trong khi một số người đồng tính nam lớn tuổi, sinh ra trước Thế chiến II và lớn lên trong bầu không khí áp bức của những năm 1950, đã chứng minh điều ngược lại, rằng toàn bộ vấn đề này đã được công khai trước dư luận và thứ được cho là sự quyến rũ một cách bất hợp pháp đã bị loại bỏ.
Thái độ trong giới đồng tính có phần nào mang tính mệnh lệnh do sự phân chia thế hệ. Theo đó, Epstein sinh năm 1934 và cũng từng gặp không ít khó khăn trong xác định giới tính của mình. Với một người trẻ như nhà báo Peter Burton (sinh năm 1945), mọi thứ đều khác hoàn toàn: “Tôi chưa bao giờ nghĩ tôi là người duy nhất có cảm giác như vậy. Tôi chưa bao giờ lo rằng liệu giới tính của mình là đúng hay sai, bởi việc là chính mình đã rất tuyệt rồi, và đến khi tôi bắt đầu e ngại với xã hội cũng như thái độ của luật pháp thì cũng đã quá trễ để thay đổi chính mình rồi”.
|
Thời trang nước Mỹ những năm 1960 trên tạp chí LIFE |
Mặc dù không trực tiếp đóng góp vào sự thay đổi luật pháp nhưng sự bão hòa của nền nhạc pop những năm 1960 về mặt lưỡng tính và đồng tính đã góp phần tạo ra một bầu không khí tự do hơn. Chẳng hạn như, vào những năm 1966 và 1967, khi nhắc đến nước Anh, người ta có thể liên tưởng đến ngay một số dòng thời trang thịnh hành toàn cầu như Carnaby Street của nhà thiết kế John Stephen – cũng là một người đồng tính. Những bộ trang phục này được những tên tuổi lớn thời bấy giờ như The Beatles, Small Faces, Jeff Beck của nhóm Yardbirds và Rolling Stones lựa chọn. Tháng 5 năm 1966, ông vinh dự trở thành một chuyên đề phỏng vấn trên tạp chí LIFE.
Được khích lệ bởi trào lưu chủ nghĩa hiện đại (mod), sự tự tin của những người đồng tính trẻ được gia tăng và họ bắt đầu cảm thấy giới tính của mình không còn là một tội lỗi nữa. Burton hồi tưởng: “Chúng tôi, những con người từ thế hệ hậu chiến, đã lập tức đầu tư vào sở thích riêng và sáng tạo ra phong cách riêng. Chúng tôi tự quyết định mình trông như thế nào cũng như loại âm nhạc mà mình muốn”. Đến năm 1966, Burton cùng với Bill Bryant mở một hộp đêm mang tên Le Duce. Tọa lạc tại phố D’Arblay Street, Soho, thuộc trung tâm thành phố London, nơi này nhanh chóng trở thành chỗ lui tới của những người đồng tính, một nơi họ được tự do nhảy nhót khi là chính mình.
Danh sách nhạc ở Le Duce do Burton lựa chọn đa phần là nhạc của hãng Motown (bao gồm các ban nhạc như The Elgins, The Marvelettes, Martha & The Vandellas, The Supremes), nhạc soul (Otis Redding, Bob & Earl) và một số ca khúc của giọng ca Dusty Springfield - thần tượng của cộng đồng người đồng tính vào giữa những năm 1960.
|
Nhóm The Supremes vào năm 1967. (Ảnh: RB/Redferns) |
Dusty Springfield liên tục góp mặt trong - chương trình nhạc pop có ảnh hưởng nhất trong những năm 1960. chuyên giới thiệu các nhóm nhạc trẻ và được quan tâm nhất nước Anh như Animals, Kinks, Them và đặc biệt là Motown (tháng 3/1965), James Brown (tháng 3/1966) và Otis Redding (tháng 9/1966). Với những đối tượng nghệ sĩ chủ yếu là người Mỹ gốc Phi, nữ giới và đặc biệt là một đại diện của cộng đồng giới tính thứ ba – nhà báo, nhà sản xuất Michael Aldred, chương trình thật sự đã mang một tầm nhìn mới rất khác và xa hơn về thế giới đa nguyên trong tương lai.
Giữa những năm 1960, hoàn toàn có những bản thu âm do các nghệ sĩ đồng tính được phát hành, nhưng vẫn còn tương đối ít và chỉ nhắm vào một nhóm nhỏ người nghe. Cũng như ngày nay, điều đó khiến những người đồng tính nam được tự do biểu lộ cảm xúc và ước muốn của họ vào các bản nhạc pop chính thống.
Motown nổi lên là nhờ những ca khúc chuyên dành cho sàn nhảy cùng lời ca về tình yêu. Còn nhóm The Supremes, nhìn chung, thường nghiêng về các giai điệu được tận dụng một cách đầy lý trí. Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở The Supremes chính là tạo hình mang phong cách lưỡng tính đã thổi một làn gió mới dễ chịu, tạo tiền đề cho các nghệ sĩ drag queen (nam hóa nữ hoặc nữ hóa nam), để từ đó, màn trình diễn của nhóm cùng The Jewel Box Revue – một nhóm nhạc drag queen người Mỹ - vào 1964 đã được công chúng nhiệt liệt đón nhận.
Ban nhạc huyền thoại The Beatles cũng có một lượng fan là người đồng tính, mặc dù điều này ít khi được nhắc đến. Các số liệu về buổi biểu diễn của nhóm tại Paris Olympia và cảnh quay concert tại Washington (cả hai đều diễn ra vào đầu năm 1964) là minh chứng rõ nhất.
|
Nhóm The Beatles |
Những dấu hiệu lưỡng tính của các nhóm nhạc hậu bối The Beatles lại càng hấp dẫn hơn nữa khi vào những buổi đầu, The Rolling Stones, đặc biệt là Mick Jagger, khiến nhiều người hâm mộ kể cả nam lẫn nữ đều mê mệt, còn Kinks đã phá vỡ mọi khuôn khổ cùng tạo hình hệt như một Dave Davies lúc 17 tuổi với mái tóc được cho là dài nhất ở Anh trong nhiều thập kỷ.
Câu chuyện đồng tính tuy vẫn chưa được thảo luận một cách cởi mở nhưng đã được ngấm ngầm đưa vào các ca khúc ngày một nhiều, chẳng hạn như ca khúc Dedicated Follower of Fashion và See My Friends của Kinks. Mùa thu năm 1966, bộ phim Who với ca khúc I'm a Boy luôn nằm ở vị trí số 2 trên bảng xếp hạng. Ca khúc này nói về một chàng trai luôn được mẹ cho mặc quần áo con gái, đã được John Entwistle mô tả là “bài hát kì dị nhất” trong nền nhạc pop mọi thời đại.
Vì những dẫn chứng như trên, không quá ngạc nhiên khi nhiều người nghĩ rằng năm 1967 là cột mốc đầu tiên của lịch sử gay pop. Tuy nhiên, trước đó đã có một số biểu tượng đáng chú ý, như My Friend Jack của The Smoke hay Let’s Spend The Night Together của The Rolling Stone.
Chưa hết, cùng với làn sóng luật pháp tiến bộ do Đảng Lao động đề ra (bao gồm một số luật liên quan đến phá thai, đồng tính, và đến cuối thập kỷ là việc ly hôn và quyền bình đẳng), một thế hệ trẻ vốn được khuyến khích bởi văn hoá nhạc pop những năm 60 bắt đầu ý thức nhiều hơn về vấn đề tự do.
Có lẽ, điểm sáng mạnh mẽ nhất trên tất cả chính là đĩa đơn đầu tiên của Pink Floyd mang tên Arnold Layne, viết về người đàn ông nghiện thời trang thích mặc quần áo của phụ nữ. Mặc dù được giới thiệu như một câu chuyện đạo đức về sự chấp thuận của xã hội, ca từ “Arnold Layne: don’t do it again” vẫn gây sốc cho dư luận. Thậm chí, tờ Dics and Music Echo còn gọi Pink Floyd là “một phần của làn sóng những kẻ lập dị kiêu căng” trong bài viết “Meet the Pinky Kinkies!”. Cuối cùng, bản thu âm chính thức nhận lệnh cấm từ phía Radio London.
Theo Jenny Spires, một người bạn của Syd Barrett (thành viên nhóm Pink Floyd), khía cạnh khiêu khích này hoàn toàn được khơi ra có chủ đích: “Tuy Arnold Layne là về một kẻ chuyên trộm đồ lót phụ nữ nhưng nó cũng là một cái gật đầu với vấn đề đồng tính. Trong thời đại mà đàn ông đều để tóc dài, thậm chí mặc trang phục của nữ giới cũng bị coi như là phạm tội, nhưng thực tế tất cả chúng ta đều đang mặc đồ của nhau đấy thôi. Syd và tôi đã có nhiều người bạn đồng tính và chúng tôi đều theo dõi những cuộc tranh luận xoay quanh dự luật”.
|
David Bowie trong bộ trang phục do Mr Fish thiết kế trên bìa đĩa The Man Who Sold the World |
Mùa thu năm 1967, Kinks cho ra mắt – một ca khúc về sự ngưỡng mộ lớn của ca sĩ đối với người bạn cũ có tên David Watts. Được biết, David Watts là một nhân vật có thật, vào thời điểm đó là một nhà tổ chức hòa nhạc tại Rutland. Trong ca khúc này có những lời ca như “cậu ấy thật yểu điệu và tự do tự tại”, “những cô gái trong xóm đều muốn đi chơi với David Watts nhưng đều không thành công”… được cho là phản ánh rõ chủ đề đồng tính. Đã từ lâu, Kinks đã bị phong cách và hành vi của người đồng tính quyến rũ và trong phần trình diễn năm đó, Ray Davies như biểu lộ rõ bản chất tự nhiên của mình so với hồi trước đầu những năm 1970.
Đạo luật về Tội phạm Tình dục năm 1967 đã gây ảnh hưởng đến việc kết án những tội phạm đồng tính khác nhau diễn ra trong những năm sau khi nó được ban hành. Tuy nhiên, cũng giống như các luật liên quan đến phá thai và ly hôn, nó bắt đầu được nới lỏng nhờ vào ảnh hưởng của sự cởi mở trong âm nhạc vào thời điểm đó. Tất cả mọi thứ về tự do - cho tất cả mọi người - và ảnh hưởng toàn diện của nó vẫn còn mập mờ cho đến năm 1972, khi David Bowie mặc bộ trang phục do Mr Fish thiết kế và công khai tuyên bố rằng ông là người đồng tính, để rồi không lâu sau đó, tên tuổi ông vụt sáng như một huyền thoại.
Đó cũng là khi cuộc vui bắt đầu.
Ryan Luu