Đồng phục biển hiệu ở Lê Trọng Tấn: Nên nhân bản?

16/05/2016 - 10:05

PNO - ''Việc chuẩn hóa làm bộ mặt đô thị ngăn nắp hơn, bớt rối hơn tuy nhiên nếu áp dụng ở Việt Nam sẽ gặp phải nhiều vấn đề lớn.''

Dong phuc bien hieu o Le Trong Tan: Nen nhan ban?
Tuyến phố Lê Trọng Tấn

Vấn đề  biển hiệu kiểu mẫu trên đường Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội) được đồng bộ với hai màu xanh đỏ đang được dư luận  rất quan tâm trong những ngày qua.

Mặc dù, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội khẳng định, việc đồng bộ hóa biển hiệu tại đường Lê Trọng Tấn vẫn đang trong quá trình thí điểm, phải thực hiện để người dân đóng góp ý kiến, trên cơ sở đó lắng nghe và điều chỉnh cho phù hợp rồi nhân rộng ra các tuyến phố khác.

Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến từ phía dư luận cho rằng nguyên nhân của sự đơn điệu trong quy hoạch biển hiệu ở đường Lê Trọng Tấn là do thiếu sự tư vấn, định hướng từ các chuyên gia trước khi áp dụng.

Chi phí để thực hiện dự án này không phải là một con số nhỏ, bởi vậy để có thể sử dụng hợp lý nguồn vốn, tránh bị lãng phí, cần phải có một hội đồng tư vấn chuyên nghiệp.

Buồn tẻ và nhàm chán

Trao đổi với báo Phụ nữ TP HCM về vấn đề này, KTS Tô Văn Hùng (Trưởng khoa Kiến trúc ĐH Bách khoa, Phó Chủ tịch Hội KTS Đà Nẵng) cho rằng:

''Trong quan điểm thẩm mỹ đô thị, có một câu mà tôi thường được nghe đó là ''Sẽ không có thẩm mỹ trong hỗn loạn nhưng trật tự thái quá thì buồn tẻ và nhàm chán''. Việc đồng bộ hai màu biển sẽ không tạo nên được một bức tranh của một khu phố đúng nghĩa, sinh động và nhộn nhịp.''

ThS, KTS Nguyễn Văn Châu (Giám đốc Công ty Tư vấn Thiết kế kiến trúc và Xây dựng Tỷ Lệ Vàng,  Hội viên Hội KTS TP HCM) ghi nhận ý tưởng của nhà quản lý, muốn làm bộ mặt đô thị bớt luộm thuộm, có quy chuẩn hơn. Tuy nhiên cách thực hiện lại không khéo và chưa hoàn chỉnh nên gặp phản ứng trái chiều từ phía người dân.

''Việc chuẩn hóa làm bộ mặt đô thị ngăn nắp hơn, bớt rối hơn tuy nhiên nếu áp dụng ở Việt Nam sẽ gặp phải nhiều vấn đề lớn. Bởi đa số các khu phố chưa có sự đồng bộ, thống nhất với nhau ngoại trừ các khu đô thị mới nhưng số lượng khu đô thị mới lại chiếm tỷ lệ nhỏ.

Thêm vào đó, việc đồng bộ biển quảng cáo như hiện nay, cào bằng các thương hiệu sẽ triệt tiêu sự sáng tạo của các nhà thiết kế với những quy định về màu sắc, kích cỡ bảng hiệu... Điều này tôi thấy cần phải nghiên cứu lại và thận trọng hơn khi áp dụng.''

Dong phuc bien hieu o Le Trong Tan: Nen nhan ban?
Biển hiệu xanh đỏ theo quy định

Đi ngược lại xu thế

KTS Tô Văn Hùng phân tích, xu thế hiện nay là con người muốn phát triển theo yếu tố độc đáo, sáng tạo nhưng cách làm hiện tại đang đi ngược lại với xu thế đó và trở lại với chủ nghĩa cào bằng thì không được phù hợp cho lắm.

Điều này sẽ triệt tiêu đi tính sáng tạo, cải tạo cảnh quan đô thị là điều tốt nhưng cách làm thì chưa được hợp lý.

Theo KTS Nguyễn Văn Châu, việc thống nhất về kích thước, khống chế màu sắc này là quá sai lầm. Đây là vấn đề lâu dài trong công tác quản lý,  không thể quyết định vội vàng và theo tư duy: "Làm thăm dò rồi điều chỉnh theo dư luận".

Phải có nghiên cứu, lập luận khoa học nếu không thì quản lý mãi chạy sau sự phát triển của Xã hội.

Triệt tiêu thương hiệu

Dong phuc bien hieu o Le Trong Tan: Nen nhan ban?
Thương hiệu là một điều gì đó khá xa xỉ. Ảnh: D.Anh

KTS Tô Văn Hùng đánh giá, việc không cho gắn logo, slogan sẽ triệt tiêu thương hiệu. Nên chăng quy định kích cỡ biển hiệu, chiều cao so với vỉa hè, hạn chế màu gây nhiễu tại nút giao thông, khuyến khích  năng lực cá nhân, phát huy tính sáng tạo và kiến lập bản sắc riêng.

Thêm vào đó, việc sử dụng biển ngang tại tuyến phố này là không phù hợp, bởi khi người ta đi trên đường rất khó nhận biết hơn là sử dụng biển dọc.

Biển quảng cáo là một thành phần tạo nên bộ mặt cảnh quan đô thị, cần phải nghiên cứu từ nhiều góc độ như thẩm mỹ, cảm thụ thị giác...Việc thiết kế đô thị cần kết hợp với quy chế quản lý phù hợp, vừa chặt chẽ nhưng lại rất linh hoạt.

KTS Nguyễn Văn Châu cho rằng, đồng bộ hóa biển quảng cáo là sự tác động "thô bạo" vào tự do thương mại và thiết kế.

Càng làm càng thấy lúng túng

KTS Nguyễn Văn Châu nhận định, cần phải tận dụng, phát huy chất xám của giới trẻ, bỏ hẳn lối tư duy làm việc cũ. Các nhà quản lý nên đặt hàng cho các trường đại học chuyên ngành có liên quan (quy hoạch, cảnh quan, kiến trúc, mỹ thuật công nghiệp,...) thực hiện 1 loạt nghiên cứu về vấn đề này.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI