Donald Trump đi đánh golf hay đi ẩn náu trước sự kiện Triều Tiên?

15/04/2017 - 06:25

PNO - Mọi con mắt đổ dồn về Triều Tiên với lo ngại về một cuộc thử hạt nhân mới, nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump lại về Mar-a-Lago, để đánh golf.

Lần này, ông đi một mình, không có các quan chức cấp cao thân cận. Điều này dấy lên nghi vấn, phải chăng, ông Trump đang 'né' một sự kiện sắp xảy ra tại bán đảo Triều Tiên, khi về Mar-a-Lago để  ẩn náu?

Donald Trump di danh golf hay di an nau truoc su kien Trieu Tien?
Tổng thống Trump về khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago khi lò lửa chiến tranh Triều Tiên sắp bùng nổ? - Ảnh: CNN

Tin ông Trump về Mar-a-Lago lần thứ 7 kể từ khi vào Nhà Trắng không hề mang tín hiệu bình yên cho bán đảo Triều Tiên, khi mà cả khu vực Đông Á như đang sôi sục lò lửa chiến tranh.

Trong khi đó, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 15/4 lên đường thăm châu Á, kéo dài 11 ngày.

Hàn Quốc là điểm dừng chân đầu tiên của ông Pence trong chuyến công du này.

Phó tổng thống Pence đến Hàn Quốc, quốc gia đồng minh thân cận, trong bối cảnh Triều Tiên có dấu hiệu chuẩn bị thử hạt nhân lần thứ 6.

Khi ông Trump đang bình yên ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, Mỹ cũng đã bài binh bố trận xong xuôi ở bán đảo Triều Tiên.

Các loại tên lửa của Mỹ đã nhắm sẵn mục tiêu ở . Các máy bay ném bom hạng nặng sẵn sàng xuất kích san phẳng các mục tiêu, tàu sân bay và nhóm tác chiến hải quân, cùng các tàu ngầm nguyên tử đã có mặt gần Triều Tiên.

Trước khi Bình Nhưỡng tổ chức 'sự kiện trọng đại', Mỹ đã có một động thái mang tính 'nhắc nhở' khi cho thả 'mẹ của các loại bom' - một loại bom thường, có sức công phá bậc nhất - xuống một nơi không phải điểm nóng tại Afghanistan.

Donald Trump di danh golf hay di an nau truoc su kien Trieu Tien?
Triều Tiên dường như tập trung vào kỷ niệm ngày lễ lớn trong năm, nhưng người ta cảm thấy sự căng thẳng, và trên đường phố thấy rất nhiều quân nhân - Ảnh: KCNA

Những diễn biến tại biên giới Trung Quốc, giáp Triều Tiên càng khiến nhiều nhà quan sát đứng ngồi không yên.

Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh hôm 14/4 nhân chuyến thăm của Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh rằng “xung đột có thể bùng nổ bất cứ lúc nào” nếu các bên thiếu kiềm chế.

Thông điệp của Trung Quốc được cho là nhắm đến phía Mỹ, bởi Tổng thống Donald Trump mới có tuyên bố hứa sẽ “xử lý vấn đề Triều Tiên”.

Theo cách thế giới có thể thấy trong thời gian gần đây thì ông Trump dường như luôn cố thực hiện những điều đã hứa, theo một cách không ai ngờ tới. Đó chính là nguyên nhân khiến Trung Quốc cũng phải cảnh giác.

Trung Quốc đã cho báo động cả 5 quân khu, điều hàng loạt binh sĩ và các hàng dài xe tăng về phía biên giới với Triều Tiên những ngày này.

Hoạt động tổ chức kỷ niệm sinh nhật của lãnh tụ Kim Nhật Thành, 15/4, tại Bình Nhưỡng là thời điểm Triều Tiên thường chọn để thử hạt nhân, hoặc phóng tên lửa.

Riêng năm nay, hoạt động này được chú ý đặc biệt, khi mà một cuộc thử hạt nhân hoặc tên lửa có thể hứa hẹn một đợt trả đũa nặng tay từ Mỹ, hoặc sự bực mình từ Trung Quốc.

Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật vừa bàn về cách thức sơ tán gần 60.000 công dân nước này khỏi Hàn Quốc trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, khi nguy cơ Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 6 lên rất cao. 

Ngoài các tàu và máy bay thương mại, Nhật cũng muốn gửi các máy bay và tàu quân sự đến hỗ trợ quá trình sơ tán nếu chính phủ Hàn Quốc chấp thuận. 

Việt Hưng
(Theo CNN, Reuters, AFP, CBS News)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI