Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

06/05/2013 - 14:32

PNO - PN - Hỏi: Tôi làm việc theo chế độ hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn tại một công ty. Năm 2011, tôi bị công ty nhắc nhở một lần bằng văn bản vì không hoàn thành công việc theo định mức lao động. Đầu năm 2012,...

Nguyễn Ngọc My (Q.Tân Bình)

Trả lời: Theo quy định của Bộ luật Lao động, để đơn phương chấm dứt HĐLĐ, người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải thực hiện đầy đủ các thủ tục sau:

1. Phải có lý do chấm dứt hợp đồng được quy định tại khoản 1, điều 38. Theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 38 Bộ luật Lao động: NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp người lao động (NLĐ) thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng.

2. Trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp thuộc điểm a, khoản 1, điều 38, NSDLĐ phải trao đổi, nhất trí với ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, NSDLĐ mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

3. Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, trừ trường hợp sa thải theo điều 85, NSDLĐ phải báo cho NLĐ biết trước ít nhất 45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn.

Theo quy định tại khoản 1, điều 12, Nghị định 44/2003/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về HĐLĐ thì: “NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ là không hoàn thành định mức lao động hoặc nhiệm vụ được giao do yếu tố chủ quan và bị lập biên bản hoặc nhắc nhở bằng văn bản ít nhất hai lần trong một tháng, mà sau đó vẫn không khắc phục”.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn “không hoàn thành công việc theo định mức lao động” và bị nhắc nhở bằng văn bản mới một lần, nên công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ với lý do này là chưa phù hợp với quy định của pháp luật lao động.

LS Trương Thị Hòa (Đoàn Luật sư TP. HCM)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI