Đối với sinh viên ĐH Y: Kỳ thi đầu vào chưa là gì so với "Bác sĩ nội trú"

24/08/2016 - 06:18

PNO - Dù kỳ thi Bác sĩ nội trú khốn khổ và ám ảnh khủng khiếp, xong danh hiệu đó luôn là ao ước tột bậc của nhiều sinh viên Y.

Vào được đại học Y đã khó, nhưng vào được Bác sĩ Nội trú của Đại học Y còn khó gấp 10. Dù kỳ thi Bác sĩ nội trú khốn khổ và ám ảnh khủng khiếp, xong danh hiệu đó luôn là ao ước tột bậc của nhiều sinh viên Y.

Bác sĩ nội trú - khao khát tột bậc của sinh viên Y

Bước chân vào cánh cổng Đại học Y, ai cũng từng mơ ước mình trở thành Bác sĩ nội trú. Đó là ước mơ tột bậc và đích phấn đấu không ngừng nghỉ của nhiều sinh viên Y. Có những nguyên nhân chính sau:

Bác sĩ nội trú là danh hiệu cao quý, là biểu tượng cho trí tuệ, nhân tài đặc biệt trong ngành Y. Nó cũng giống như vận động viên tham gia Olympic, ai cũng mong giành Huy chương vàng.

Doi voi sinh vien DH Y: Ky thi dau vao chua la gi so voi
Dù kỳ thi Bác sĩ nội trú khốn khổ và ám ảnh khủng khiếp, xong danh hiệu đó luôn là ao ước tột bậc của nhiều sinh viên Y. (Ảnh: Dr Hung Ngo).

Bác sĩ nội trú là con đường ngắn nhất, nhanh nhất để có được cơ hội tiếp cận kiến thức, thực hành để nâng cao tay nghề trong ngành Y. Là kì thi căng thẳng để chọn ra những người xuất sắc tiếp tục học tập. Chữ "nội trú" ý chỉ các bác sĩ sẽ phải làm ở Bệnh viện 24/24, làm rất nhiều việc, qua đó học hỏi được rất nhiều kiến thức, kĩ năng. Có cơ hội để được học hỏi kiến thức, kinh nghiệm từ các GS đầu ngành, từ các bệnh viện tuyến trung ương với đa dạng mặt bệnh, trang thiết bị máy móc hiện đại…

Các bậc Thầy, các Chuyên gia đầu ngành đều trưởng thành từ nôi đào tạo Bác sĩ nội trú, ví dụ như: Bộ trưởng Kim Tiến, Giám đốc, các Thầy thuốc tên tuổi đều đa số xuất phát từ Bác sĩ nội trú. Đó là những người làm rạng danh Y học nước nhà, rạng danh cho danh hiệu BSNT mà sinh viên mơ ước.

Cơ hội xin việc tốt hơn, tốt nghiệp Bác sĩ nội trú là sự khẳng định chuyên môn, sẽ dễ dàng được nhận vào các bệnh viện lớn, uy tín. Đó cũng là lý do mà nhiều sinh viên mong muốn trở thành Bác sĩ nội trú.

Trong ngành Y, từ khóa "Bác sĩ nội trú" đã trở thành truyền thuyết, có những "lời nguyền nội trú", có những sự tích, mẩu chuyện xung quanh kì thi khốc liệt này. Điều đó cũng làm nên tính hấp dẫn của kì thi và danh hiệu Bác sĩ nội trú.

Cuộc chiến khốc liệt để được vào "Bác sĩ nội trú" qua lời kể của người trong cuộc

Theo chia sẻ của các sinh viên đại học Y, để được "Bác sĩ nội trú", họ đã phải trải qua một kỳ thi khốc liệt được tổ chức hàng năm với một thể lệ, quy chế không thể hà khắc hơn.

"Tuy quy chế có thay đổi theo từng thời kì nhưng đều chung ở tính khắc nghiệt. Điều kiện cơ bản để dự thi: Chỉ được thi 1 lần duy nhất trong đời sau khi Tốt nghiệp (không đc thi lại, không được bảo lưu để thi), tuổi đời không quá 27t, không được thi lại quá 2 môn trong suốt 6 năm học, điểm các môn Nội, Ngoại, Sản, Nhi năm thứ 6 phải trên 7,0.

Trước đây còn có quy định ngặt nghèo là không được lập gia đình trong thời gian học Nội trú. Ngoài ra, trong quá trình học Nội trú, nếu điểm thi 2 môn dưới 7 điểm thì không được công nhận danh hiệu Bác sĩ nội trú.

Doi voi sinh vien DH Y: Ky thi dau vao chua la gi so voi
Để tranh thủ thời gian tối đa để học nên các bạn thường tập trung ôn tại giảng đường (7h sáng – 23h30), sau đó các bạn còn học nhóm ở Sân, nơi có ánh đèn sáng (Ảnh: Dr Hung Ngo).

Để thi vào Bác sĩ nội trú, sinh viên phải ôn tập rất nhiều môn: Nội, Ngoại, Sản, Nhi, các môn cơ sở (Sinh lý, giải phẫu, Hóa sinh, Sinh học – Di truyền), Ngoại ngữ, trước đây có cả Toán. Nội dung ôn tập rất rộng, vốn kiến thức khổng lổ, trước đây chỉ cho Chuyên đề, có 20 Chuyên đề bao trùm toàn bộ kiến thức từ năm thứ nhất đến năm thứ 6.

Tỷ lệ chọi tùy từng chuyên ngành thì thôi rồi, có nhiều chuyên ngành hot (nhiều người muốn vào) như Sản, Mắt, Ung thư, Tim mạch, Tai Mũi Họng… Thì tỷ lệ chọi cao. Có thể 40 thí sinh đăng kí thi mà chỉ chọn 5 thí sinh.

Thí sinh phải qua điểm sàn mới được xét tuyển, và xét tuyển từ trên xuống, lấy hết chỉ tiêu thì dừng. Như vậy, có thí sinh qua sàn nhưng vẫn không đỗ BSNT vì đã hết chỉ tiêu", một Bác sĩ nội trú tiết lộ.

Kì thi vào Bác sĩ nội trú khắc nghiệt ở cường độ ôn tập, với khối lượng kiến thức rất lớn, cạnh tranh, tỷ lệ chọi cao, nên các thí sinh gần như phải dành toàn bộ thời gian cho việc ôn tập, thậm chí ăn, ngủ tại giảng đường, lúc nào cũng trong tình trạng thiếu ngủ, hoang mang, lo lắng.

Trong nhiều năm qua, đã có những thí sinh có biểu hiện tâm thần trong quá trình ôn tập. Tại thời điểm cao điểm, có bạn dành 16-18h/ngày để ôn tập. Tất cả các thí sinh tham gia ôn tập đều thấy đây là kì thi căng thẳng hơn rất nhiều lần so với kì thi đại học, nhiều người cho rằng đây là kì thi khó khăn, vất vả nhất trong cuộc đời họ.

Và trước yêu cầu và hình thức thi vào khắc nghiệt như vậy, nên những sinh viên có ý định thi vào Bác sĩ nội trú phải "Học, học, học rất nhiều!".

Học rất nhiều lần, nhưng lúc nào cũng cảm giác không nhớ nổi thứ gì. Trung bình thí sinh sẽ phải học từ 5-10 lần trước khi thi, tuy nhiên do lượng kiến thức khổng lồ mà vào phòng thi vẫn quên.

Để tranh thủ thời gian tối đa để học nên các bạn thường tập trung ôn tại giảng đường (7h sáng – 23h30), sau đó các bạn còn học nhóm ở Sân, nơi có ánh đèn sáng. Việc có người đưa cơm, nước uống đến tận giảng đường, thư viện là chuyện thường, có bạn còn 1 tuần tắm 1 lần để tiết kiệm thời gian.

Do ôn thi vào thời kì nóng nhất của mùa hè nên kì thi lại càng khốc liệt, vất vả. Tâm trạng lo lắng, bất an, mất ngủ, suy giảm sức khỏe là điều khó tránh khỏi.

BSNT Nguyễn Văn Đăng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI