Dơi: “Tội đồ” hay “anh hùng” trong đại dịch Ebola?

05/11/2014 - 16:05

PNO - PN - Dơi được coi là nguồn gốc của virus Ebola đã giết chết gần 5.000 người ở Tây Phi, chúng có thể mang trong mình bệnh dại và hơn 100 bệnh khác, nhưng bản thân lại không bị tác động của các virus. Thực tế đó khiến các nhà khoa...

edf40wrjww2tblPage:Content

Hãng tin Reuters dẫn lời nhà nghiên cứu Olivier Restif thuộc Đại học Cambridge (Anh) cho biết: “Vấn đề là thông qua dơi, chúng ta có thể biết được cách thức điều trị các bệnh lây nhiễm vốn rất nguy hiểm đối với người và các động vật có vú khác”.

Các nhà khoa học tin rằng việc dơi không bị nhiễm Ebola liên quan mật thiết đến khả năng bay lượn của chúng. Hơn nữa, chúng duy trì cho hệ thống miễn dịch của mình hoạt động thường trực, không giống như con người, vì vậy chúng có thể phản ứng với virus trước khi mức độ của nó đạt đến một ngưỡng phản ứng.

Doi: “Toi do” hay “anh hung” trong dai dich Ebola?

“Nếu hệ thống miễn dịch của chúng ta hoạt động theo cách của dơi, thì một số loại virus sẽ không còn là vấn đề nữa”, bác sĩ Michelle Baker của Phòng thí nghiệm thú y (AAHL) thuộc Viện Khoa học quốc gia Úc cho biết.

Loài dơi ăn trái cây đang bị nghi ngờ là một vật chủ tự nhiên của Ebola sau khi các nhà khoa học khám phá ra loại virus này năm 1976. Virus có thể lây nhiễm gián tiếp từ dơi sang người, ví dụ thông qua khỉ ăn trái cây. Con người có thể bị bệnh sau khi tiếp xúc với máu của con vật. Bản thân dơi là món ăn quen thuộc ở châu Phi, thịt dơi là món ăn truyền thống đối với người dân nhiều vùng thuộc châu lục này, việc ăn món dơi nấu chưa chín cũng là một nguyên nhân gây bệnh.

Nhưng, một số chuyên gia cho rằng đại dịch Ebola bùng phát phần lớn là kết quả hoạt động yếu kém của y tế công cộng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có sáu văn phòng khu vực; văn phòng châu Phi được xem là yếu nhất. Sau khi thừa nhận WHO châu Phi phản ứng "vụng về" trước diễn biến của dịch Ebola, ngày 4/11, WHO quyết định sẽ bầu giám đốc mới ở châu Phi.

 THANH HIỀN (Theo RT, Reuters)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI