Đội "hậu cần" đặc biệt của những bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch COVID-19

26/03/2020 - 16:20

PNO - Mỗi ngày có hàng trăm ly cà phê, trà sữa, suất cơm được các nhà hảo tâm gửi đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, nơi tuyến đầu "cuộc chiến". Đây là một trong những cách mà người dân chung sức hỗ trợ các bác sĩ đang gồng mình chống dịch.

 

Trong gần 10 ngày qua, cứ đến 8g45 sáng, một chuyến xe chở hàng trăm cốc cafe đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội)
Trong gần 10 ngày qua, cứ tầm 8g45 sáng, có một chuyến xe chở hàng trăm ly cà phê đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội), nơi các bác sĩ đang vất vả ứng phó với những diễn biến khó lường của dịch bệnh.

 

Đây là chương trình do một quán cafe tổ chức, với mong muốn gửi đến các bác sĩ đang ở tuyến đầu chống dịch 10.000 ly cafe, trà sữa. Góp một phần vào cuộc chiến phòng chống dịch của đất nước.
Đây là quà tặng của một quán cà phê, gửi 10.000 ly cà phê, trà sữa đến các bác sĩ đang ở tuyến đầu chống dịch với mong muốn góp một phần vào "cuộc chiến" của đất nước. Mỗi ly cà phê, trà sữa kèm theo một thông điệp động viên từ người dân gửi đến các y, bác sĩ.

 

Để hoàn thành từ 300 ly cafe mỗi ngày, các nhân viên của quán phải đến từ 5g30 để pha chế. Ngay sau đó, một người lái xe được trang bị quần áo bảo hộ ngay lập tức chuyển số cafe này đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cơ sở 2
Để hoàn thành từ 300 ly cà phê mỗi ngày, các nhân viên của quán bắt đầu pha chế từ 5g30 sáng. Sau đó, một người lái xe được trang bị quần áo bảo hộ ngay lập tức chuyển số cà phê này đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Mọi việc được tiến hành nhanh chóng để cà phê không bị nguội, giữ được vị ngon khi đến tay các y, bác sĩ.

 

Người vận chuyển này chia sẻ, những chuyến xe mang cafe đến viện luôn mang nhiều ý nghĩa, giống như đang góp phần gửi gắm hy vọng và những lời động viên cho y bác sĩ ở đây. Giúp họ có thêm động lực trong những ngày trực chiến chống dịch COVID-19.
"Người vận chuyển" này chia sẻ, những chuyến xe mang cà phê đến bệnh viện luôn mang nhiều ý nghĩa, đó là những hy vọng được gửi gắm và cũng là lời động viên cho y, bác sĩ, giúp mọi người có thêm động lực trong những ngày trực chiến chống đại dịch.

 

Nhờ những ly cafe này, không chỉ giúp các y bác sĩ thêm tỉnh táo cho một ngày làm việc mà còn giúp họ cảm thấy ấm lòng
Những ly cà phê này không chỉ giúp các y, bác sĩ thêm tỉnh táo cho một ngày làm việc mà còn giúp họ cảm thấy ấm lòng hơn.

 

Đây là tấm lòng của chị Nguyễn Thanh Thủy - chủ một quán ăn vặt tại Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội).
Bên cạnh những ly cà phê sáng, còn có hàng trăm suất cơm, chè được gửi tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Đây là tấm lòng của chị Nguyễn Thanh Thủy - chủ một quán ăn vặt tại Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội).

 

Chị Thủy cho biết, đây là ý tưởng bộc phát của mình, được nhiều bạn bè người thân ủng hộ nên đã đến giúp đỡ cho chị chuẩn bị đồ ăn.
Chị Thủy cho biết, ý tưởng bộc phát sau khi chị đọc được những khó khăn vất vả của các y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch trên báo chí. Viẹc làm này được bạn bè, người thân của chị ủng hộ, thậm chí đến giúp đỡ chị chuẩn bị các suất ăn.

 

Chị Thủy cho biêt,s sau khi đọc tin tức, biết các bác sĩ ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cơ sở 2 đang là tuyến đầu chiến đấu với  COVID-19, có cả cán bộ bị lây nhiễm rnên muốn đóng góp chút gì đó để họ được động viên tinh thần, bồi bổ sức khỏe. Các y bác sĩ cũng mệt mỏi vì quá tải chứ, họ cũng cần được chăm sóc thì mới có sức để điều trị cho bệnh nhân, chị Thủy nói.
Những suất ăn này là một chút đóng góp để động viên tinh thần, bồi bổ sức khỏe cho các y, bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. "Các y, bác sĩ cũng mệt mỏi vì quá tải chứ, họ cũng cần được chăm sóc thì mới có sức để điều trị cho bệnh nhân", chị Thủy nói.

 

Suất ăn có thể thay đổi từng bữa, từng ngày hoặc theo khẩu vị của các bác sĩ. sáng 25/3 các bác sỹ có chia sẻ ăn mãi cơm cũng chán nên đã nhờ chị nấu cho ít chè để ăn khác đi. Nhận lời, chị Thủy nhanh chóng đi mua các nguyên liệu để về nấu.
Sáng 25/3, một số y, bác sĩ chia sẻ ăn mãi cơm cũng chán nên nhờ chị nấu cho ít chè để bữa ăn khác đi. Nhận lời, chị Thủy nhanh chóng đi mua các nguyên liệu để về nấu.

 

Suất ăn có thể thay đổi từng bữa, từng ngày hoặc theo khẩu vị của các bác sĩ. Ngoài ra những suất cơm sạch sẽ như vậy sẽ giúp các bác sĩ có thêm sức khỏe để làm việc.
Suất ăn có thể thay đổi từng bữa, từng ngày hoặc theo khẩu vị của các y, bác sĩ tại bệnh viện. Những suất cơm sạch sẽ, đủ dinh dưỡng sẽ giúp các y, bác sĩ có thêm sức khỏe để làm việc.

 

Được biết, chị Thủy từng tham gia rất nhiều hoạt động thiện nguyện, dù hoàn cảnh không quá khá giả. 14 năm đi thuê nhà, nuôi 3 con nhỏ, bố mắc ung thư, phải làm đủ nghề để kiếm sống nuôi gia đình nhưng chị lúc nào cũng lạc quan. Sau hoạt động này chị chia sẻ: “Kinh tế tôi bây giờ chỉ có thể nấu được 5 bữa, còn những ngày tháng tiếp theo và sau này, mong các bạn trẻ chung tay nhau ra mỗi người 1 ngày. Khi đã chung tay lại thì dịch sẽ không còn là gì nữa, rồi sẽ sớm được đẩy lùi.”
Được biết, chị Thủy từng tham gia rất nhiều hoạt động thiện nguyện, dù hoàn cảnh không quá khá giả. 14 năm đi thuê nhà, nuôi 3 con nhỏ, bố mắc ung thư, phải làm đủ nghề để kiếm sống nuôi gia đình nhưng chị lúc nào cũng lạc quan yêu đời. Chị chia sẻ: “Kinh tế tôi bây giờ chỉ có thể nấu được 5 bữa, còn những ngày tháng tiếp theo và sau này, mong các bạn trẻ chung tay nhau ra mỗi người 1 ngày. Khi đã chung tay thì dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi”.

 An Vũ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI