Đổi gió ở Bình Thuận, viếng ngôi chùa do vua Tự Đức đặt tên

01/03/2024 - 13:11

PNO - Trên núi Tà Cú có một ngôi chùa có kiến trúc cổ đặc trưng tương truyền do vua Tự Đức đặt tên.

khoảng 45km về phía Đông Nam - Cách thành phố Hồ Chí Minh 170km Vẻ đẹp của núi Tà Cú Núi Tà Cú sở hữu cảnh quan vô cùng ngoạn mục với rừng xanh và hoa nở khắp mọi góc rừng; là những người hoàn hảo, yêu thiên nhiên và sùng đạo Phật giáo.
Đỉnh núi Tà Cú cao 649m, nằm ven quốc lộ 1A, thuộc huyện Hàm Thuận Nam, cách TP Phan Thiết khoảng 30km và cách TPHCM 170km, là một thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận. 
Để đến đây, từ TP HCM, bạn có thể chọn xe khách, xe máy, ôtô. Thời gian di chuyển khoảng 3-4 tiếng. Giá vé hay tiền xăng dao động từ 1150.000-350.000 đồngiếng
Để đến đây, từ TPHCM, bạn có thể chọn xe khách, xe máy, ô tô, tàu hỏa (dừng ở ga Phan Thiết). Thời gian di chuyển khoảng 3-4 tiếng. Giá vé hay tiền xăng dao động từ 150.000-350.000 đồng tùy lựa chọn. Từ TP Phan Thiết, bạn có thể đi xe buýt tuyến số 1 và số 4 đến núi Tà Cú.
Du khách đến Núi Tà Cú có thể lưu trú ngay trên núi. Khu du lịch cung cấp chỗ nghỉ qua đêm với các lựa chọn về phòng nghỉ như:  Phòng tập thể dành cho 12 khách với giá khoảng 550.000 VNĐ/phòng rất phù hợp với nhóm bạn. Phòng 3 giường đôi giá chỉ 350.000 VNĐ/phòng có đủ điều hòa, bình nóng lạnh, tivi, bàn làm việc và các tiện nghi khá đầy đủ. Phòng 2 giường đôi với chỉ 250.000 VNĐ/phòng dành cho những cặp đôi hay gia đình. Nếu có ý định lưu trú qua đêm trên núi, bạn nên mang theo quần áo ấm bởi nhiệt độ trên núi ban đêm khá lạnh. Ngoài ra, du khách có thể thuê khách sạn ở gần núi Tà Cú.
Có 2 lựa chọn cho lịch trình khám phá Tà Cú là đi về trong ngày hay qua đêm trên núi. Khu du lịch Tà Cú cung cấp chỗ nghỉ qua đêm. Bạn có thể liên hệ và đặt chỗ trước nếu muốn qua đêm trên núi.
Tại chân núi Tà Cú và khu du lịch (KDL) núi Tà Cú có nhiều nhà hàng, quán ăn phục vụ món ngon của Bình Thuận như bánh căn, bánh tráng nướng, mực một nắng, cơm, hải sản... để bạn thưởng thức.
Tại chân núi Tà Cú và khu du lịch núi Tà Cú có nhiều nhà hàng, quán ăn phục vụ món ngon của Bình Thuận như bánh căn, bánh tráng nướng, mực một nắng, cơm, hải sản... để bạn thưởng thức.
Đến Tà Cú vào thời gian nào:
Nhiệt độ trung bình tại núi Tà Cú khá thấp, trừ những tháng mùa mưa (có một số bất tiện khi tham quan, trekking), còn những tháng khác, bạn có thể đến tham quan, trải nghiệm.
Để lên đỉnh Tà Cú, khám phá quần thể chùa, tượng Phật nằm... du khách có thể đi bộ theo bậc thang, thời gian di chuyển từ 3-5 tiếng tùy tốc độ. Hoặc bạn có thể di chuyển bằng cáp treo. Thời gian di chuyển trên cáp treo khoảng 10 phút.
Để lên đỉnh Tà Cú, khám phá quần thể chùa, tượng Phật nằm... du khách có thể chinh phục 1.000 bậc tam cấp, thời gian di chuyển khoảng 3 tiếng tùy tốc độ. Hoặc bạn có thể di chuyển bằng cáp treo. Thời gian di chuyển trên cáp treo khoảng 15 phút. Ngồi trên cabin cáp treo, bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của vùng đất này từ trên cao.
Trên đỉnh núi Tà Cú có 2 ngôi chùa nổi tiếng là chùa Linh Sơn Trường Thọ và chùa Long Đoàn, nơi đây còn có tượng Phật Thích Ca trong tư thế nằm nghiêng, đầu gối lên tay, lưng được tựa vào núi. Pho tượng Phật này được giới chuyên môn đánh giá là một trong những pho tượng có kích thước lớn nhất tại Đông Nam Á và mang giá trị nghệ thuật kiến trúc độc đáo.
Quần thể chùa tại núi Tà Cú gồm chùa Trên hay còn gọi là Linh Sơn Trường Thọ và chùa Dưới còn được gọi là Long Đoàn.
Chùa trên (chùa Linh Sơn Trường Thọ) được xây dựng theo kiến trúc phái Bắc Tông, với mái cong lợp ngói và lưỡng long chầu nguyệt. Tương truyền tên ngôi chùa do Vua Tự Đức đặt vào năm 1880.
Chùa Trên (chùa Linh Sơn Trường Thọ) được xây dựng theo kiến trúc phái Bắc Tông, với mái cong lợp ngói và lưỡng long chầu nguyệt. Tương truyền tên ngôi chùa do vua Tự Đức đặt vào năm 1880.
Tại đây nổi tiếng với tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn (Phật nằm) dài 49m và cao 11m, được xem là bức tượng ngoài trời lớn nhất Đông Nam Á. Tương truyền tên ngôi chùa do Vua Tự Đức đặt vào năm 1880.
Tham quan ngôi chùa, ngoài tìm hiểu về kiến trúc chùa theo phong cách Bắc Tông, du khách còn được chiêm ngưỡng tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn (Phật nằm) dài 49m và cao 7m. Theo thuyết minh, 49m chiều dài của bức tượng tượng trưng cho 49 năm cuộc đời Đức Thích Ca từ khi thành đạo, thuyết pháp độ đời đến khi nhập niết bàn.
Chùa dưới (Chùa Long Đoàn) nằm ở triền núi phía Đông, được xây dựng theo kiến trúc Phật giáo Đại thừa, với mái ngói âm dương, nóc chùa hình tháp nổi bật. Tại khuôn viên chùa có tháp mộ Tổ và các chư hậu Tổ, thu hút khách du lịch tham quan, cúng bái.
Chùa Dưới (chùa Long Đoàn) nằm ở triền núi phía đông, được xây dựng theo kiến trúc Phật giáo Đại thừa, với mái ngói âm dương, nóc chùa hình tháp nổi bật. 
Trong khuôn viên chùa có tháp mộ Tổ và các chư hậu Tổ...
Trong khuôn viên chùa có tháp mộ Tổ và các chư hậu Tổ...
Gợi ý lịch trình hành hương núi Tà Cú dịp cuối tuần:
Gợi ý lịch trình hành hương núi Tà Cú dịp cuối tuần: Ngày 1: 6g sáng di chuyển từ TPHCM - Phan Thiết theo hướng cao tốc. Khoảng 8g30 đến Phan Thiết, di chuyển đến núi Tà Cú. Ăn sáng tại TP Phan Thiết để có nhiều lựa chọn về món hơn. 9g30 mua vé cáp treo lên đỉnh núi, tham quan chùa trên đỉnh, tượng Phật nằm, khám phá, trải nghiệm các dịch vụ trên đỉnh núi. Nhận phòng, nghỉ ngơi, "săn" hoàng hôn trên đỉnh Tà Cú. Hoặc sau khi ngắm hoàng hôn trên Tà Cú, quay về TP Phan Thiết, nhận phòng, cất hành lý, khám phá TP Phan Thiết về đêm, thưởng thức món ngon. Ngày 2: Tham quan một số điểm du lịch hấp dẫn tại TP Phan Thiết, tắm biển, dịch vụ du lịch trên bãi biển. Ngắm hoàng hôn trên bãi biển, ăn tối, 21g, quay về TP HCM.
Chi phí dự tính:
Chi phí dự tính: 500.000 đồng vé xe khách 2 chiều + 300.000 đồng vé tham quan, vé cáp treo núi Tà Cú + 300.000 đồng lưu trú một đêm + 300.000 đồng tiền ăn 6 bữa. 

An Huỳnh

Ảnh: Internet

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI