Đợi đến bình minh: Người sót lại bên bóng thời gian...

29/04/2016 - 07:56

PNO - Cánh cửa cũ mở ra với nỗi niềm đã cũ. Nhưng bài học ở đời về tình yêu, niềm tin vì lẽ sống hướng thượng thì có bao giờ cũ đâu.

Câu chuyện khép lại về một thế hệ trung trinh với nỗi nước vận nhà, dẫu có lọt thẳm giữa ngổn ngang thời thế hôm nay, cũng khiến lòng dậy lên bao ưu tư…

Gắng nuôi con và giữ niềm tin

Tôi lo khi giọng bà qua điện thoại đứt quãng, mệt nhọc, bà cố nói đến lần thứ ba mới rõ địa chỉ. Khi tôi hỏi qua một cựu chiến binh khác, thì ông này nói ngay: chị Hồng Thị Phương bị bệnh, yếu lắm rồi. Nhưng khi tôi lách mình qua cánh cửa sắt đã cũ trong con hẻm trên đường 3/2, P.11, Q.10 TP.HCM, thì bà đã ngồi ngay đó chờ.

“Cô chờ con sáng giờ”. Giọng bà mệt nhọc, yếu ớt. Bệnh tim hành hạ, vừa kiểm tra xong, chờ kết quả. Sinh lão bệnh tử, có chừa ai. Lập cập đưa tôi lên gác, ngó căn phòng đơn sơ hướng ra hành lang đầy gió, nắng hắt lên tường, ảnh ông bà thời còn mạnh khỏe, uy nghiêm trong quân phục mà cả hai đều mang quân hàm đại tá, nghĩ bà đã sống bao năm với niềm vui và nỗi buồn xa vắng người bạn đời, sống với bệnh tật và ký ức tuổi già, lòng không khỏi bâng khuâng.

Năm 13 tuổi, bà giã biệt quê Bạc Liêu lên Sài Gòn học trường Gia Long. Nhưng chỉ được ba năm, khi Nhật đảo chính Pháp, bà phải về lại quê rồi tham gia hoạt động phụ nữ. “Cô là bạn của chị Huệ, vợ anh Nguyễn Văn Linh”. Mắt bà ánh lên niềm vui. Con đường quân ngũ mở ra khi Hiệp định sơ bộ 6/3 được ký, và từ đó, suốt đời bà mang trên vai quân hàm người lính.

Doi den binh minh: Nguoi sot lai ben bong thoi gian...
Giờ chỉ còn lại mình bà cùng ký ức

Công tác chính trị ở Cần Thơ đến năm 1949, bệnh quật ngã bà, ho dữ dội, ra máu, phải về U Minh chữa và không ngờ, từ đây nghề y bám riết bà đến cuối đời. Học y tá, chữa trị cho bộ đội và nhân dân trong vùng. Năm 1952, bà sang Campuchia hoạt động và sau Hiệp định Genève 1954 thì tập kết ra Bắc.

“Đâu có, yêu nhau thuở ở rừng U Minh - bà bật cười khi tôi hỏi chuyện yêu đương rồi thành vợ chồng với ông nhà chắc trễ lắm - ổng cũng như cô, làm quân y, cũng sang Campuchia rồi tập kết ra Bắc, có với nhau đứa con khi ở U Minh”. Chiến tranh, công việc, loạn lạc, nuôi con giữa rừng sao nổi? “Không nuôi nổi, bởi khổ vô cùng, vừa bồng con, vừa cấp cứu thương bệnh binh, nên khi sanh đứa con gái đầu được mấy tháng, cô gửi nó về ngoại ở Bạc Liêu rồi khi tập kết dẫn nó đi theo”.

Thời gian vụt trôi qua đôi mắt già nua khi bà chốc chốc lại dừng vì mệt. Tôi ngó bàn tay nhăn nheo, nổi gân xanh, lặng đi khi nghĩ đến những ngày tháng len qua kẽ tay người, tuột trôi hết, chỉ có dấu tích là màu thời gian úa vàng, khô khốc. “Ổng vô Nam năm 1961, khi đứa con thứ hai vừa bốn tháng tuổi”. “Phút ra đi, cô nhớ ông nói gì không?”. Giọng bà nghẹn lại: “Hẹn ngày gặp lại, nhưng biết ngày nào. Lúc đó đi B là vinh dự lắm, được về quê chiến đấu ai cũng hồ hởi”.

Tôi đã gặp nhiều phụ nữ miền Nam trên đất Bắc, và tôi nghĩ rằng, cũng phận phụ nữ với nhau, nhưng phụ nữ miền Bắc những năm đó, có chồng đi B, có lẽ tâm trạng dẫu rối bời, cũng khổ sở bao điều, nhưng chắc họ đỡ nhọc nhằn hơn những phụ nữ miền Nam tập kết, bởi quê nhà xa lắc lơ, không cha mẹ, người thân, một mình chèo chống nuôi con.

“Ừ, cực lắm con, cô vừa học y sĩ, rồi bác sĩ, rồi làm chủ nhiệm quân y của Đại học Kỹ thuật quân sự, vừa nuôi con, vừa tăng gia sản xuất. Những ngày Mỹ ném bom, cực biết mấy, con phải đi học ở vùng sơ tán, chiều thứ Bảy xong việc ở trường thì đạp xe mấy chục cây số thăm con. Nhưng nghĩ, chồng đi Nam, sống chết khó lườ ng, mình ở lại phải gắng học, gắng làm, nuôi con và giữ niềm tin ngày gặp mặt”.

Doi den binh minh: Nguoi sot lai ben bong thoi gian...
Họ đã cùng nhau đi hết chặng đường dài

Những điều không bao giờ cũ

Tôi nhớ có một cuộc tranh luận về “giải huyền thoại” trong văn học, khi cơn gió đổi mới thổi. Đôi bên cãi nhau căng thẳng trên báo Văn Nghệ, nhưng thảy đều đồng ý ở điểm chung khi luận về ý chí của người Việt trong chiến tranh, xét ở góc độ học thuật, chính là “vô thức tập thể”: niềm tin về ngày toàn thắng; sự thủy chung giữa bão táp; sức mạnh không thể ngờ về sự quả cảm... là “đặc sản” chung của người Việt, không phải chờ đến chiến tranh chống Pháp hay Mỹ mới có; nó hình thành trong huyết quản thuở chưa chào đời, được nuôi cấy và dung dưỡng vừa vô hình vừa hữu hình, truyền đời như gia bảo, mà như thế, phải chăng người Việt hay gánh chịu thương đau?

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Con trai và con dâu quá hiện đại

    Con trai và con dâu quá hiện đại

    03-11-2024 06:34

    “Mọi thứ hiện đại, thích thật!”, mẹ tôi thốt lên như vậy mỗi lần lên thăm vợ chồng em trai ở trên thành phố.

  • Trả lại vẻ đẹp cho yoga, được không?

    Trả lại vẻ đẹp cho yoga, được không?

    02-11-2024 17:37

    Yoga mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng một số chị em sử dụng yoga như hình thức khoe thân phản cảm.

  • Cưới một... "người hùng"

    Cưới một... "người hùng"

    02-11-2024 12:42

    Bao lần Hạnh khổ sở, cằn nhằn, giận hờn vẫn không thay đổi được Dũng. Dũng nói: "Tính anh vậy rồi, thấy chuyện bất bình là không nhịn được".

  • Kính trọng chồng

    Kính trọng chồng

    02-11-2024 06:14

    Ngẫm kỹ, hôn nhân chỉ thực sự ý nghĩa và có cơ sở lâu bền khi vợ biết kính trọng chồng.

  • Ghen với con dâu

    Ghen với con dâu

    01-11-2024 12:13

    Chuyện mẹ chồng ghen với con dâu những tưởng xa lạ nhưng thực sự vẫn xảy ra, đầy oan trái.

  • Cuộc tình này chấm dứt là đúng

    Cuộc tình này chấm dứt là đúng

    01-11-2024 06:22

    Chị quen anh qua mai mối, người dì nói chị đã lớn tuổi, cần một người yêu thương. Chị chưa yêu lần nào, nên cũng vui vẻ cho mình một cơ hội.

  • Bình bình an an bên nhau

    Bình bình an an bên nhau

    31-10-2024 15:36

    Bình yên ngoài đời khác trong phim lắm, đâu phải kiểu sáng ngắm bình minh, chiều xem hoa nở; bởi cuộc đời đâu phải một đoạn ngôn tình lãng mạn.

  • Mua sắm đi, con gái!

    Mua sắm đi, con gái!

    31-10-2024 06:14

    Thanh xuân của tôi không đánh dấu bằng một tài khoản tiết kiệm nhiều con số, mà là những trải nghiệm quý báu, những giây phút thăng hoa vui vẻ.

  • Tái hôn vội để chồng cũ thấy mình... có giá

    Tái hôn vội để chồng cũ thấy mình... có giá

    30-10-2024 12:03

    Chị ly hôn sau 30 năm chung sống với anh chồng đẹp trai. Trước đó, chị chỉ khoe cuộc hôn nhân mỹ miều, hạnh phúc.

  • Vì con hay vì mình?

    Vì con hay vì mình?

    30-10-2024 06:18

    Trên sàn diễn đó, cha mẹ là những diễn viên, con cái là khán giả, ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng sau này.

  • Lấy chồng nuôi cả nhà chồng

    Lấy chồng nuôi cả nhà chồng

    29-10-2024 18:10

    Sự việc này cô chưa biết giải quyết sao, cứ nghĩ tới công sức vất vả cả tháng, rồi đưa hết cho mẹ chồng thì quá ấm ức.

  • Sao cứ phải tự làm khổ mình!

    Sao cứ phải tự làm khổ mình!

    29-10-2024 15:10

    Trong một lần vợ chồng tranh cãi, anh nói rõ quan điểm: “Nhà này không ai bắt em như thế cả, tự em làm rồi than vãn gì”.

  • Thất nghiệp thì đi bán hàng cho vợ

    Thất nghiệp thì đi bán hàng cho vợ

    29-10-2024 06:07

    Tôi thường nghĩ về những đôi vợ chồng trẻ chọn chợ làm nơi sinh nhai. Tôi cũng hay nghĩ về những người mất việc trong thời kỳ kinh tế khó khăn này.

  • Chồng vô cảm

    Chồng vô cảm

    28-10-2024 18:23

    Với người chồng vô cảm, nếu nhận ra “bộ mặt thật” chỉ sau một lần biến cố, thì người vợ chẳng nên níu kéo, chần chừ.

  • Đàn bà uống rượu

    Đàn bà uống rượu

    28-10-2024 15:35

    Chuyện uống rượu bia của đàn bà thời nay không còn quá xa lạ. Có quán nhậu nào không có phụ nữ?

  • Dù mẹ không còn bên tôi

    Dù mẹ không còn bên tôi

    28-10-2024 06:37

    Từ mùa cuối năm của năm 2020, những ngày lễ, những kỳ nghỉ hoặc du lịch thú vị đã không còn ý nghĩa với tôi nữa khi mẹ không còn.

  • Giao bếp cho chồng

    Giao bếp cho chồng

    27-10-2024 16:14

    Chị biết chồng vẫn ăn được món đó nhưng anh nói thế để có ý nhắc nhở vợ, nên chị càng buồn lòng.

  • Chồng trẻ hơn sẽ luôn ngoại tình?

    Chồng trẻ hơn sẽ luôn ngoại tình?

    27-10-2024 07:06

    Ai dám chắc một anh chồng trẻ hơn sẽ luôn ngoại tình, còn một ông chồng "tuổi đẹp" sẽ trọn đời chung thủy?