Độc đáo phiên chợ đêm nón lá ở Bình Định

10/04/2015 - 17:30

PNO - PN - Xã Cát Tân (Bình Định) có một phiên chợ đêm rất độc đáo chuyên bán nón lá. 5 ngày nhóm họp một phiên vào các ngày mùng 5, mùng 10…, họp từ 1 giờ sáng đến 5 giờ sáng mỗi phiên.

edf40wrjww2tblPage:Content

Doc dao phien cho dem non la o Binh Dinh

Chợ nón Cát Tân (xã Cát Tân, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) nơi bày bán nguyên liệu thành phẩm nón lá. 5 ngày nhóm họp một phiên vào các ngày mùng 5, mùng 10…, họp từ 1 giờ sáng đến 5 giờ sáng mỗi phiên.

Cùng với chợ nón truyền thống Gò Găng (Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định), chợ nón Cát Tân mang đậm hồn quê của làng nón Bình Định và là nơi gồng gánh những cuộc mưu sinh.

Doc dao phien cho dem non la o Binh Dinh

Doc dao phien cho dem non la o Binh Dinh

Doc dao phien cho dem non la o Binh Dinh

Doc dao phien cho dem non la o Binh Dinh

5 ngày nhóm họp một phiên, từ 1 giờ sáng đến 5 giờ sáng 

“Chợ nhóm lâu lắm rồi, mấy chục năm nay rồi, có từ thời ông bà, cha mẹ tôi. Chợ nón ngày trước là phiên chợ của những ánh đèn lập lòe. Ngày trước nhóm chợ đêm vì việc nhà nông không ngơi tay. Đêm tranh thủ xuống chợ, ngày phải đi làm. Bây giờ nhóm chợ đêm vì thói quen thấm sâu vào tâm tưởng của người thợ nón ”, bà Nguyễn Thị Trí (70 tuổi, quê ở Cát Tân, Phù Cát), nói.

Doc dao phien cho dem non la o Binh Dinh

Mỗi phiên chợ, bà Trí bày bán những khuôn nón với giá 40.000đ/khuôn

 “Quen rồi, đến ngày là phải đi họp chợ. Nón thành phẩm làm bán cho thương lái, nhưng đi chợ phải có bán, có mua, thế nên phiên chợ nào tôi cũng đem theo chục vành nón ra bán. Bán xong lại mua nguyên liệu về làm. Ngày trước theo mẹ ra chợ là những chuỗi ngày mà chợ còn chìm trong ánh đèn tranh tối, tranh sáng, chẳng nhìn rõ mặt người, chỉ đủ sáng soi cái nón, soi ống giang. Chợ ngày trước đông hơn bây giờ”, chị Huỳnh Thị Kim Liên (37 tuổi, Kiều Huyên, xã Cát Tân), cho hay. Vành nón là sản phẩm mà chị Liên mang bán mỗi phiên chợ, mỗi vành nón được bán với giá 4.000đ-6.000đ.

Doc dao phien cho dem non la o Binh Dinh

Chị Liên chuyên bán vành nón, mỗi vành giá từ 4.000đ-6.000đ

Nguyên liệu làm nón không thể thiếu đó là ống giang. Giang được lấy từ rừng mang về bán mỗi phiên chợ. “Giang được lấy từ núi Kim Sơn (huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định). Mỗi lần đi, tôi lấy khoảng 200 đốt giang, mất thời gian chặt khoảng 6 tiếng. Một đốt 2.000đ, làm được 4 nón. Đốt lồ ô bán 9.000đ, làm được khoảng 15 nón. Khoảng 3 ngày, tôi lên núi lấy giang một lần, cho kịp phiên nhóm chợ.”, ông Lê Trí Thành (Phú Gia, Cát Tường, Phù Cát), cho biết. Mùa nắng đi rừng được nên giang bán rẻ, mùa mưa lạnh, giá nguyên liệu nón tăng lên đôi chút. 

Doc dao phien cho dem non la o Binh Dinh

Người đi chợ lựa ống giang

Lá kè, lá cọ, lá trắng được bày bán với nhiều giá khác nhau. Làm nón đẹp mua lá kè với giá 50.000đ/bó. Nón thô thường mua lá trắng có giá 6.000đ/bó. Lá kè là nguyên liệu làm nón đắt nhất, mỗi xấp được bán với giá 50.000đ, sử dụng làm nón ngựa, nón lá 2 lớp. Lá kè được nhiều người mua từ nơi khác tới Bình Định bán nên giá thành cao hơn, trong khi lá trắng chỉ bán với giá 6.000đ/mớ.

Doc dao phien cho dem non la o Binh Dinh

Lá kè là nguyên liệu làm nón đắt nhất

Doc dao phien cho dem non la o Binh Dinh

Theo nghề làm nón, các loại chỉ, cước được bày bán, một cuộn cước, chỉ với giá 2.000đ

Nón một mặt bán giá 13.000đ/chiếc, nón hai mặt bán theo giá từ 20.000đ đến 30.000đ tùy theo độ đẹp xấu. Bình quân, mỗi người làm nón thu nhập từ 100.000đ đến 200.000đ/ tháng.

Doc dao phien cho dem non la o Binh Dinh

Nón lá thành phẩm được bày bán dưới ánh đèn dầu leo lét

Bà Bùi Thị Lệ (55 tuổi) với thâm niên mua bán nón gần 30 năm. Bà Lệ cho hay, người mua nón phải dùng đèn dầu “thẩm định” chất lượng nón trước khi trả giá. Dùng đèn dầu bởi ánh sáng của đèn không lóa, rõ soi được những đường kim, mũi cước trên từng chiếc nón.

Bà Lệ cho biết “Ở đây, người ta chỉ làm nón lá, chúng tôi gom mua đưa vào Sài Gòn, lên Tây Nguyên là chính. Mua bán thành quen, chỉ cần soi dưới ánh đèn là biết ngay nón của ai đan”.

Doc dao phien cho dem non la o Binh Dinh

Bà Lệ có thâm niên mua bán nón gần 30 năm

Doc dao phien cho dem non la o Binh Dinh

Tan chợ, các bà, các mẹ trở về với những xấp lá, đốt giang

Doc dao phien cho dem non la o Binh Dinh

Doc dao phien cho dem non la o Binh Dinh

Nón lá xếp chồng vào bao theo thương lái đi muôn nẻo

Được xem là người lớn tuổi nhất còn theo nghề làm nón là bà Trần Thị Kéo (76 tuổi, Phú Gia, Cát Tường) chuyên làm nón ngựa. Thời còn trẻ, bà Kéo chưa một lần bỏ sót phiên chợ nón Gò Găng, chợ nón Cát Tân. Bán nón ở Gò Găng, mua nguyên liệu ở chợ nón Cát Tân. Những người đi chợ lớp cũ vẫn còn biết đến bà, dù đã gần 20 năm nay bà Kéo chẳng còn đi họp chợ.

Doc dao phien cho dem non la o Binh Dinh

Doc dao phien cho dem non la o Binh Dinh

Bà Kéo là người lớn tuổi nhất còn theo nghề làm nón

Ở mỗi nhà làm nón, đều thấy những xấp lá kè, lá cọ hay ống giang để trước nhà.

Doc dao phien cho dem non la o Binh Dinh

Chị Đỗ Thị Mỹ Dung (38 tuổi, Cát Tường) đem phơi những xấp lá kè

THU DỊU 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI